Internet thế giới đang chậm lại vì Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhu cầu sử dụng internet tại nhà ngày càng tăng cao khi đại dịch Covid-19 lây lan trên toàn thế giới khiến tốc độ đường truyền liên tục bị gián đoạn.
Internet thế giới đang bị chậm lại. Ảnh chụp màn hình
Internet thế giới đang bị chậm lại. Ảnh chụp màn hình
Theo Mashable, Speedtest.net - dịch vụ web có trụ sở tại Washington (Mỹ) cung cấp và phân tích miễn phí các số liệu hiệu suất truy cập internet, đã thực hiện bài kiểm cho thấy tốc độ internet giảm trên toàn thế giới.
Qua bài kiểm tra, tốc độ internet có sự biến động lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Malaysia. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc đã lấy lại được tốc độ ổn định bắt đầu từ tháng 2.2020. Ở Malaysia và Ấn Độ, tốc độ trung bình đã giảm xuống dưới mức 80 Mb/giây kể từ giữa đến cuối tháng 3, khoảng thời gian cả hai nước áp đặt lệnh phong tỏa.
Các nước châu Âu như Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức cũng bị ảnh hưởng bởi tốc độ internet chậm. Nhưng các quốc gia khác như Áo, Ý và Đức vẫn có tốc độ ổn định. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết quốc gia đều bị ảnh hưởng tốc độ đường truyền internet.
Để cải thiện, một số công ty như Netflix, YouTube… đã thay đổi chất lượng phát trực tuyến mặc định nhằm giảm bớt gánh nặng.
Một số chính phủ đã cung cấp các khoản hỗ trợ, như chính phủ Malaysia cam kết cung cấp internet tại nhà miễn phí cho người dùng bắt đầu từ ngày 1.4, ước tính trị giá 138 triệu USD. Khoảng 92 triệu USD sẽ được phân bổ để cải thiện chất lượng và sự ổn định của mạng lưới trong nước
Theo Mashable, hiện tại các nước đang nỗ lực cải thiện dịch vụ và cung cấp kết nối internet ổn định hơn.
Theo Đức Thế (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.