Việt Nam bị đe dọa tấn công ngoại tuyến và trực tuyến nhiều nhất ĐNA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 100 triệu mối đe dọa trực tuyến (web threats) và hơn 400 triệu mối đe dọa ngoại tuyến (local threats) tại Việt Nam đã được ngăn chặn kịp thời trong năm qua.
Theo các chuyên gia an ninh mạng Kaspersky Lab, số lượng nhiễm mã độc trực tuyến và ngoại tuyến tại Việt Nam ngày càng tăng. Chỉ trong năm 2018, có trên 110 triệu trường hợp nhiễm mã độc qua internet, tương ứng với 39,20% người dùng bị tấn công, tăng 63,16% so với năm 2017. Với mã độc ngoại tuyến, các chuyên gia an ninh mạng phát hiện gần 415,6 triệu trường hợp bị nhiễm, tương ứng với 75,10% người dùng bị ảnh hưởng.
Những bất cập và khó khăn trong việc bảo mật thông tin cá nhân cũng ảnh hưởng đến hành vi của người dùng khi trực tuyến (ảnh minh họa).
Những bất cập và khó khăn trong việc bảo mật thông tin cá nhân cũng ảnh hưởng đến hành vi của người dùng khi trực tuyến (ảnh minh họa).
Phần lớn các trường hợp đe dọa ngoại tuyến đều liên quan đến DangerousObject, Risktool, NetTool và Adware - là các nhân tố độc hại nằm trong top 5 các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam. Với hơn 100 triệu trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến và hơn 400 triệu trường hợp nhiễm mã độc ngoại tuyến được ngăn chặn bởi Kaspersky Lab, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến đứng đầu Đông Nam Á.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam đang phải đối mặt với các mối đe dọa mạng mà nguyên nhân đến từ hạn chế trong ý thức về phòng chống an ninh mạng. Tuy nhiên, với lượng dữ liệu cá nhân được chia sẻ trên các phương tiện internet không ngừng tăng nhanh, một số người dùng cho rằng dù họ nỗ lực thế nào, việc duy trì quyền riêng tư trên internet cũng sẽ thất bại.
Theo một khảo sát gần đây của Kaspersky Lab, trong thời đại bùng nổ của internet, tỷ lệ người dùng có số lần online hơn 1 lần trong ngày chiếm 89,3%. Do đó, việc kiểm soát tất cả các thông tin cá nhân của mình khi trực tuyến trở thành thách thức không nhỏ. Khi đó, những nỗ lực và phản kháng để bảo vệ quyền riêng tư dường như vô ích. Người dùng sẽ luôn ở trạng thái lo lắng khi biết ai đó đang lợi dụng thông tin cá nhân của mình.
Những bất cập và khó khăn trong việc bảo mật thông tin cá nhân cũng ảnh hưởng đến hành vi của người dùng khi trực tuyến. Tỷ lệ người dùng không thường xuyên xóa lịch sử duyệt web hoặc sử dụng các chương trình đặc biệt để chặn tính năng theo dõi trực tuyến nhằm bảo vệ quyền riêng tư của mình khi lướt web chiếm 1/5 (19%) người dùng internet.
Để đảm bảo an toàn trước các mối đe dọa trực tuyến, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên thực hiện một số cách sau: Kiểm tra cẩn thận các liên kết trước khi truy cập vào một trang web, đặc biệt là lỗi chính tả hoặc những nội dung bất thường trong link, ngay cả khi đây là trang web được truy cập thường xuyên.
Chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu qua những kết nối an toàn. Tránh đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính thông qua mạng Wi-Fi công cộng. Các link URL bắt đầu bằng các https hoặc https không phải lúc nào cũng an toàn. Không nên tin tưởng bất kỳ địa chỉ email nào được gửi từ người lạ cho đến khi có thể xác định chính xác được danh tính của họ. Đặc biệt, nên sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy được trang bị tính năng chống phần mềm độc hại.
Hải Yên/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

(GLO)- Để việc quản lý các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai” đạt hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp quản lý và phát triển các nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.