560.000 máy tính tại Việt Nam bị phần mềm gián điệp BrowserSpy theo dõi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 560.000 máy tính tại Việt Nam đang bị phần mềm gián điệp BrowserSpy theo dõi và số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh.
560.000 máy tính tại Việt Nam bị phần mềm gián điệp BrowserSpy theo dõi. (Ảnh minh họa: KT).
560.000 máy tính tại Việt Nam bị phần mềm gián điệp BrowserSpy theo dõi. (Ảnh minh họa: KT).
Hệ thống giám sát virus của Bkav vừa phát hiện loại mã độc gián điệp nằm vùng nguy hiểm BBrowserSpy, có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook…
Tại Việt Nam, hiện đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh. Bkav khuyến cáo người dùng cần xử lý ngay virus và đổi mật khẩu cho các tài khoản Gmail, Facebook… đặc biệt là tài khoản ngân hàng.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav, BrowserSpy ẩn mình trong các phần mềm giả mạo được hacker đưa lên internet để lừa người dùng tải về. Khi được kích hoạt, BrowserSpy sẽ cài một plug-in (extention) độc hại vào trình duyệt để theo dõi, giám sát người dùng.
BrowserSpy có thể âm thầm đánh cắp thông tin cá nhân, thu thập nội dung tìm kiếm, đọc trộm email, lịch sử truy cập web… Nghiêm trọng hơn, BrowserSpy có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm kiểm soát máy tính, thực hiện tấn công có chủ đích APT.
Ông Vũ Ngọc Sơn cho hay, máy tính bị nhiễm mã độc BrowserSpy không có biểu hiện gì đặc biệt, nên người sử dụng rất khó tự phát hiện.
"Bkav đã cập nhật mẫu nhận diện mã độc, người dùng có thể tải phần mềm Bkav phiên bản mới nhất để diệt virus. Riêng khách hàng đang sử dụng phiên bản Bkav Pro có bản quyền sẽ được tự động cập nhật và được bảo vệ bởi công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI”, ông Sơn nói.
Bkav cũng khuyến nghị người dùng không tùy tiện tải các phần mềm từ nguồn không đảm bảo, tốt nhất nên cài thường trực phần mềm diệt virus trên máy tính để được bảo vệ toàn diện.
Trước đó, ngày 23/7, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia (VNCERT) cũng phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.
Vân Anh (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.