Mảnh trăng quê, chiếc lồng đèn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa trăng được mong chờ và ví là đẹp nhất trong năm, có lẽ là trăng rằm tháng Tám âm lịch, ngày mà đám nhỏ trong nhà háo hức từ hơn một tháng trước. Niềm vui của tụi nhỏ không chỉ là trông chờ cái bánh trung thu vuông hay tròn, mà rộn ràng nhất là những ngày rủ nhau chuốt từng nan tre ngồi làm lồng đèn cho kịp đêm rằm.

Cây tre gần như có mặt ở khắp miền quê Nam bộ, mọc thành từng bụi, cứ thế mà giữ chặt đất quê. Măng non có đủ món ngon để chế biến, còn thân tre hòa vào đời sống, quyện vào từng vách nhà, chuốt thành từng nan mỏng bện thành nia, thúng... Khéo tay nhất trong khâu làm đồ dùng từ tre có thể kể đến làm lồng đèn tre. Từng nan tre được chuốt mỏng vừa đủ độ dẻo, uốn thành lồng đèn ông sao, ai khéo tay hơn thì tạo hình thuyền buồm, con thỏ, con gà, bông sen…
 

Quán cà phê trang trí lồng đèn tre theo phong cách Trung thu xưa để thu hút khách. Ảnh: L.C.S.
Quán cà phê trang trí lồng đèn tre theo phong cách Trung thu xưa để thu hút khách. Ảnh: L.C.S.


Giấy kiếng muốn dán cũng phải chăm chút, nương theo từng nan tre để không mất dáng đèn. Đẹp hay xấu, phải thử đốt đèn cầy, độ nóng đủ tỏa khắp đèn để giấy kiếng căng phồng, rồi cân chỉnh lại theo gu thẩm mỹ của từng người. Ai khéo tay thì bắt đầu ngồi vẽ để tạo hình và thêm điểm nhấn cho chiếc đèn.

Cầu kỳ, tỉ mỉ là thế nhưng thời gian chơi đèn cũng chỉ vỏn vẹn vài ngày và vui nhất đêm rằm, khi đám nhỏ trong xóm rủ nhau rước đèn, cười nói chí chóe. Bánh trung thu, trà, bánh có bày ê hề ra đó cũng không hấp dẫn bằng cái đèn trong tay, thi thố với đám bạn coi đèn cầy đứa nào sẽ hết trước, lồng đèn đứa nào đẹp hơn hay đứa nào đốt đèn khéo, giấy kiếng không bị cháy sém… Cứ thế mà đến sáng cũng không hết chuyện, bởi đèn đứa nào cũng đẹp nhất, lung linh nhất, vì trong đó chất chứa cả một trời yêu thương mà người lớn trong nhà dành thời gian chuốt từng nan tre, làm đèn cho sắp nhỏ.

Ký ức chiếc lồng đèn tre hẳn quen thuộc với lứa 8X về trước, hoặc những bạn 9X có tuổi thơ gắn liền với những miền quê nhiều hơn. Trong nhịp sống hiện đại nơi thị thành, lồng đèn tre cạnh tranh với đủ kiểu đèn điện tử có nhạc đi kèm, hình ảnh chuyển động theo tiếng nhạc và ánh sáng đèn led đổi màu liên tục. Chiếc lồng đèn tre dường như thuộc về hoài niệm cùng mảnh quê nhiều hơn.

Đêm rằm tháng Tám, ở đâu cũng là trăng, chỗ nào cũng là Trung thu nhưng Trung thu của miền ký ức, mảnh trăng quê hiền hòa biết mấy. Khi gia đình ngồi bên nhau đợi vầng trăng tròn lên cao, pha bình trà nóng cùng chút bánh là đủ hương vị lẫn những cung bậc yêu thương. Ngồi nhìn tụi nhỏ rước đèn và nhìn chúng lớn lên qua từng ngày, từng mùa trăng…

Trung thu của nhịp sống hiện đại cũng nhiều lựa chọn, người ta có hẳn con phố lồng đèn để phục vụ người trẻ chụp hình, đủ phụ kiện màu sắc… Con đường nhỏ và ngắn thôi, nhưng phải trang trí làm sao để chụp 10 tấm hình thì phải hết 9 tấm thật lung linh, mới mong năm sau còn khách đến hay bán được đèn. Và chiếc đèn hiện đại, lắm lúc giá tới bạc triệu vẫn rộn ràng khách tìm đến, lồng đèn tre khó mà cạnh tranh cho kịp trong những không gian sang trọng mà đôi khi có phần xa cách này.

Người ta hay nói - kẻ hoài niệm thường nhớ ký ức xưa, nhưng điều đã cũ hẳn cũng có một giá trị đáng để người ta lưu luyến. Mảnh trăng quê, chiếc lồng đèn trở thành một phần trong thơ ấu của nhiều người, lớp ký ức còn nguyên vẹn sự ngây thơ, háo hức chờ rước đèn đêm trăng rằm...


Theo thị hiếu của người tiêu dùng đương thời, lồng đèn tre hẳn lép vế từ kiểu dáng đến những tính năng tích hợp trong đó, nhưng giá trị ở chỗ người ta tỉ mẩn chuốt thủ công từng nan tre để tạo hình. Chiếc đèn mộc mạc, quê mùa, nhưng để ra được hình dạng cũng kỳ công.


Theo THANH DƯƠNG (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.