Ký tự mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều. Cơn mưa giao mùa ào ạt rơi vào thành xe tạo thành bản hòa âm đầy ngẫu hứng. Tôi lơ đãng ngắm những giọt mưa bật nảy giữa lòng phố nom xa như một vũ công đang “phiêu” theo từng nốt nhạc. Phố nhạt nhòa trong mưa, tôi thả mình theo những hoài niệm, những khắc khoải chưa xa. Mưa và nhớ.
Hồi ấy, ba tôi làm ở công ty may thương binh. Mẹ ở nhà gồng gánh nuôi hai anh em tôi. Có năm, mẹ ốm hai trận dài, nhưng cũng không mấy được nghỉ ngơi. Nhìn mẹ lúc đó như lá cỏ tranh liêu xiêu trước gió…
Còn nhớ những ngày mưa như trút nước, mẹ bưng hai thúng khoai bỏ trên hộc, kéo mấy mảnh ni lông trùm lên, rồi quay sang gọi anh em chúng tôi: “Hai đứa vô phụ mẹ mau lên”. Mặc cho mẹ hò hét, anh em tôi vẫn đánh trần trên mảnh sân nhỏ, tay múa loạn xạ chém vào màn mưa và mơ làm người lính giữa làn tên của quân thù. Mẹ nép vào cánh cửa, dõi theo những lạch chớp ngoằn ngoèo phía trời xa. Gió thổi ù ù vào nhà, gặp tường đất thốc ngược lên muốn kéo phăng mái cọ. Anh em tôi thôi vui đùa, chạy vội đi lấy thang và chặt lá dọi lại những chỗ thủng. Người mẹ ướt sũng, vai khẽ run sau những tia chớp trong trời chiều đỏ ối.
Ảnh minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Ngày lũ lớn. Nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, chỉ một loáng đã mấp mé đường làng. Dân làng hò nhau chạy. Mẹ xếp đồ dùng cần thiết lên quang gánh, tay dắt anh em tôi tất tả chạy theo. Nước ngập mặt đường, mẹ san bớt đồ qua một thúng rồi bảo tôi ngồi lên thúng còn lại. Anh trai xịu mặt, nấc lên trong ấm ức. Mẹ vừa gánh vừa dỗ dành rồi dắt tay anh đi trong dập duềnh nước. Bóng mẹ in trên từng sóng nước, gầy guộc, mỏng manh. Làng chạy lũ, 3-4 nhà chung nhau một bếp, củi ướt mèm, khói cay xè mắt. Mẹ nấu một xoong khoai trộn đậu đen rồi nắm thành từng nắm nhỏ để anh em tôi ăn cả ngày. Trong mưa lũ, người lớn thì lo lắng đủ bề, chỉ bọn trẻ chúng tôi là ngang ngược đòi ăn cơm ngon rồi quấy khóc và nghịch nước. Anh em tôi cũng vậy, sau 2 ngày ngoan ngoãn ăn khoai nấu đậu, đến ngày thứ ba, tôi đã ngồi khóc đòi cơm trong tiếng thở dài của mẹ.
Mưa. Tôi hết nhìn trời rồi lại cúi xuống chiếc điện thoại, gõ từng chữ nhỏ. Ký tự mưa của tôi có cái giật mình đầy thảng thốt của mẹ. Ký tự mưa của tôi là dáng mẹ dập dềnh theo gợn nước của ngọn nguồn Rào Trổ. Ký tự mưa, ký tự của tháng năm đầy nhớ, đầy thương. Bất giác, tôi gửi cho đứa bạn thân dòng tin vừa chợt đến: “Cùng về quê, tắm mưa, ôn kỷ niệm nhé”. 
ĐÔNG HÒA
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.