Quê nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong cuộc đời mỗi con người có biết bao nỗi nhớ, bao niềm khắc khoải luyến thương, hẳn ai cũng sẽ ít nhiều dành riêng một góc lòng mình cho mẹ cha, cho quê hương, cho mái nhà ấu thơ yêu dấu. Trên hành trình dựng xây khát vọng của riêng mình vẫn đau đáu hướng về nguồn cội.
Những bài học đầu đời khi ta ê a tập đọc, tập viết đã hiện lên bao điều dung dị để tình cảm được đắp bồi mà tự nhiên biết mến thương con đường làng, dòng sông quê, đồng lúa chín, biết trân quý hạt gạo được chắt chiu từ mưa nắng bốn mùa khó nhọc của mẹ cha. Để rồi, dẫu ta có đi đâu, thành công hay thất bại, nhận về muôn vàn hạnh phúc, buồn vui vẫn day dứt thương về một nơi chốn bình yên, thân thuộc ta gọi là quê, là nhà.
Thế mới biết, dù có trưởng thành bao nhiêu, quăng quật phong sương thế nào, tấm tình với quê hương vẫn tựa hồ nỗi nhớ của một đứa trẻ khi xa mẹ, khó có thể vượt qua nổi câu hát, lời ru sau lũy tre làng. Quê nhà mỗi lần về lại, ta thương đến nôn nao khi nhìn lên mái tóc hoa râm quá nửa đời sương gió, vầng trán, khóe mắt chằng chịt vết chân chim của đấng sinh thành. Đôi bàn tay nhăn nheo chai sạn ấy dành cả cuộc đời để chăm bẵm, nâng niu ta từ thuở ấu thơ cho đến mãi sau này. Ta về nhà để lại được làm những đứa trẻ, được vỗ về mà tự thấy mình nông nổi, nhỏ bé nhường nào. 
Thương sao bếp mẹ đơn sơ đượm nồng lửa ấm, tí tách reo vui mỗi sớm, mỗi chiều. Căn bếp gửi gắm vào đó ân tình lòng mẹ cho những bữa cơm dẫu đạm bạc mà mỹ vị đặn đầy. Ta yêu nhiều lắm thơm thảo vốn quê được chưng cất tài tình, khéo léo từ trong tiếng gọi, câu chào chân phương mà thiết thân, gần gũi. Sự chia sẻ, đỡ đần nhau việc lớn, việc nhỏ như một thông lệ giản đơn mà thành sợi dây gắn kết bền sâu nghĩa xóm, tình làng.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Sau tháng năm bộn bề trôi nổi, việc đầu tiên khi ghé về quê nhà, ta thường múc một gàu nước giếng mát trong, khỏa lên đầu, lên mặt gột rửa hết bụi bặm đường xa. Rồi ngủ một giấc thật say dưới mái hiên nhà, nghe ngọn gió nồm từ dòng sông lồng lộng bạt lên hòa cùng văng vẳng tiếng gà trưa nhảy ổ. Khoảnh khắc ấy, ta thấy lòng mình thanh thản, an yên đến lạ thường.
Đêm xuống, vầng trăng quê trong trẻo tỏa ngát thanh bình, dát bạc xuống dòng sông. Ta nghe rõ cả tiếng con tôm càng búng nước, con cá quẫy đuôi đớp bóng lao xao. Ngồi với dòng sông quê, ta nghĩ nhiều hơn về đời cha đời mẹ, về những long đong bồi lở phận người, mà không nguôi day dứt. Những lớp phù sa cần mẫn chắt chiu của mẹ cha đã dành để tưới tắm, vun xới cho đời ta cao rộng một dáng hình. Tôi đã từng viết những câu thơ gan ruột trong một lần như thế: “Làng như mẹ, bao dung và khó nhọc/Tôi thương quắt lòng mỗi buổi đi xa/Bao lần tiễn đưa là bao lần mẹ khóc/Cha chỉ trầm ngâm khói thuốc tay vàng...”.
Hỏi, cuộc đời ta còn được bao chuyến về quê? Hỏi, ta còn bao nhiêu cơ hội để được trở về thăm mẹ cha của ta nữa? Những câu hỏi ấy neo vào đau đáu tâm tư của những đứa con lang bạt xứ người, cưu mang nặng trĩu bên lòng món nợ nghĩa tình, để mãi còn những nghĩ suy, trăn trở. Thì ai ơi, khi còn có thể về được, xin hãy cứ về, đừng khất lần chậm trễ. 
Bởi, những đứa con ly hương ai cũng mắc nợ quê nhà bằng chính nỗi nhớ niềm thương vời vợi khó gọi tên. Nỗi nhớ ấy lắng sâu và bền chặt như một phần ý thức nguồn cội thiêng liêng không dễ gì mất được.
NGÔ THẾ LÂM

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.