Rào giậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một ngôi nhà ở nông thôn dù to hay nhỏ đều có rào giậu. Hàng rào, bờ giậu vừa là những ranh giới, vừa để bảo vệ khu vườn. Ngoài ra, rào giậu còn làm đẹp sân nhà, làm đẹp đường làng, ngõ xóm, góp phần tô điểm bức tranh làng quê Việt.
Hàng rào được trồng bằng cây sống nên có màu xanh quanh năm. Phía sau và hai bên vườn trồng cây gì cũng được, quê tôi phổ biến là dứa dại, chủ yếu là để chống sạt lở cái bờ đất chứ không vì bảo vệ khu vườn. Nhưng phía trước phải trồng loài cây nào cho đẹp, thường là chè tàu, duối hoặc râm bụt. Chè tàu lớn nhanh, cành mềm, dễ cắt tỉa theo ý muốn. Duối chậm phát triển, lá nhám, nhưng sống được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thân chắc, tuổi thọ cao nên cũng được lựa chọn. Râm bụt mộc mạc, ít tốn công chăm sóc, hoa nở đỏ rực trên “dải lụa” xanh rất bắt mắt. Ngày thường, hàng rào rậm rạp, phải gần dịp lễ, Tết mới được phát dọn, cắt tỉa cho đẹp.
Vì rào bằng cây xanh mà chó, mèo, gà, vịt từ vườn này tự do sang vườn khác kiếm ăn; gà trống theo mái “ngủ lang” cả đêm không về, để tờ mờ sáng hôm sau, chủ theo tiếng gáy đi tìm khắp xóm. Rào như thế nên gia chủ “khó đuổi gà” mỗi khi “bạn đến chơi nhà”. Trẻ con thì chui rào qua lại rủ nhau đi chơi. Người lớn cần gì trao đổi qua bờ rào cho tiện. Rào nhưng không chia cách, hàng xóm, láng giềng vẫn thấy gần gũi, thân tình!
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Vườn ở quê còn có một kiểu hàng rào khác làm bằng “tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân, vườn” gọi là giậu. Thực ra, giậu làm bằng cây gì cũng được: cây gỗ nhỏ chặt từ rừng hay tre, trúc chặt trong vườn đều tốt. Giậu trước sân bao giờ cũng hướng đến tính thẩm mỹ. Chọn cây thẳng, chắc, đan cắm chéo tạo thành hình thoi đứng rất đẹp. Hai bên ngõ, lưng giậu cao hơn, nhìn giống như hai cánh cổng nhưng không bao giờ khép. Trên giậu là các loài dây leo có hoa, dọc theo chân giậu thường là luống hoa mười giờ. Từ ngõ vào sân quanh năm hoa nở đủ sắc màu.
Không chỉ để làm đẹp, giậu như một cô gái quê đảm đang mùa nào việc ấy, từ sớm đến khuya. Ở phía sau vườn, giậu ngăn không cho gia súc, gia cầm vào khu vực trồng rau. Mùa gặt thì phơi rơm rạ. Những bó rạ úp lên bờ giậu trông như lũ trẻ xếp hàng chơi trò “rồng rắn lên mây”. Mấy xâu củ mì, xâu bắp treo lủng lẳng, vụng về phơi khô để dành ăn vào thời gian giáp hạt. Giậu gắn bó với những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày: gần giàn nước thì treo cái nồi, cái chảo; cạnh giếng thì móc cái gàu, vắt tạm áo quần khi giặt; chỗ có nắng thì phơi mền, chiếu. Bờ giậu cũng là nơi người ta thường trồng mồng tơi để lấy lá nấu canh. Lúc tươi tốt “mồng tơi xanh rờn”, khi khô hạn thì “rớt mồng tơi”, thậm chí “mồng tơi không kịp rớt”. Cũng có lúc “giậu đổ bìm leo”!
Bây giờ, hầu hết hàng rào ở làng quê được xây bằng gạch hoặc giăng thép gai. Chia khoảnh trong vườn thì dùng lưới sắt vừa chắc vừa tiện. Nhà nào muốn giảm vẻ khô cứng của xi măng, sắt thép thì trồng các loại dây leo phủ lên có hoa vừa đẹp vừa mát mắt. Tuy nhiên, vẻ đẹp ấy cũng chỉ như chiếc áo khoác chứ không gần gũi, thân thiện, không thể hiện được cái hồn quê một thuở.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.