Tết Độc lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước đây, tôi cứ đinh ninh Tết Độc lập là Tết Bính Tuất (1946), tức là cái Tết Nguyên đán đầu tiên sau hơn 80 năm đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Thế nhưng, tôi đã nhầm. Tết Độc lập được các bậc cao niên thường dùng khi nói về ngày Quốc khánh 2-9 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã nghe nhà thơ Thanh Thảo nói thế trong bữa cơm trưa Tết Độc lập cách đây hơn 20 năm tại nhà riêng của ông.
 

1. Tết Độc lập rất đỗi thiêng liêng đối với gia đình nhà thơ Thanh Thảo. “Ông vua trường ca” này ra đời 6 tháng sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình.

Năm nào cũng vậy, hễ tới ngày 2-9 là Thanh Thảo lại gọi điện cho tôi mời trưa đến nhà ăn cơm với vợ chồng ông mừng Tết Độc lập. Một lần, nhà thơ Thanh Thảo có kể với tôi rằng: Ngày thân sinh ông (cụ Hồ Thiết-cán bộ lão thành cách mạng) còn sống đã căn dặn rằng: Con phải luôn khắc ghi trong lòng ngày Tết Độc lập. Đây là ngày mà dân tộc Việt Nam từ nhục vong quốc nô trở thành một “dân quốc”; Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Lời dặn của cha đã ngấm vào máu thịt ông như một định mệnh.

   Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hồ Anh Tiến
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hồ Anh Tiến


Là người đã từng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên Thanh Thảo rất trân quý giá trị nền độc lập, tự do của dân tộc. Vì những giá trị ấy mà cả dân tộc đã đổ máu xương gìn giữ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc hôm nay. Thế nên ngày Tết Độc lập sẽ mãi là niềm tự hào, là lý tưởng của bao thế hệ.

Còn nhớ trong bữa cơm ngày Tết Độc lập ở nhà Thanh Thảo, ông Trần Anh Kiệt-nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã bộc bạch: Ngày Quốc khánh 2-9 là một mốc son hào hùng, chói lọi trong hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giờ đây, khi nhắc đến ngày mùng 2-9, tự nhiên trong trái tim người dân Việt Nam lại bùng lên một cảm xúc thiêng liêng, khó tả.

Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà thơ Thanh Thảo đã vượt ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhưng ông vẫn hồn nhiên gọi tôi: Thứ năm tuần này tới nhà anh chị ăn Tết Độc lập nhé. Tự nhiên thấy nghèn nghẹn trong lòng.

2. Cách đây hơn 3 năm, trong một lần dọn đống sách vở cũ hồi học cấp III của con trai, tôi vô tình đọc được cuốn sổ tay còn nếp bìa thẳng thớm với những bài thơ về đất nước, về tình yêu Tổ quốc mà nó yêu thích, như “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm… Trong số đó có bài thơ “Tổ quốc” của Phạm Hồng Giang: “Con đã viết bài ca mừng đất nước/Tổ quốc mình đẹp lắm bốn nghìn năm/Đã qua rồi bao ngày tháng khó khăn/Vẫn vững tin tự hào người con Việt/Bảy mươi năm bao chiến công oanh liệt/Gìn giữ non sông tiêu diệt kẻ thù/Cho muôn đời đất nước ngọt lời ru/Hai tiếng Việt Nam đời đời vĩnh cửu/Trời tháng tám mùa thu này mát dịu/Nắng Ba Đình nặng trĩu những yêu thương/Bảy mươi năm rồi mãi vẫn vấn vương/Lời của Bác trên quảng trường năm ấy/Theo chân Bác toàn dân ta đứng dậy/Dẫu hy sinh hãy giữ lấy hòa bình/Cho muôn đời con cháu hưởng bình minh/Cho non sông thấm đượm tình nhân ái/Để Bắc Nam nối liền về một dải/Đất nước mình… Mãi mãi… Trọn niềm vui!”.

Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên khi non sông đất nước liền một dải. Những thước phim về Bác, về ngày Độc lập tại Quảng trường Ba Đình như mới rợi hôm qua. Mỗi khi VTV phát sóng về ngày Tết Độc lập, hình ảnh vị cha già dân tộc vang vọng lời: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không” trước quốc dân, cùng với giai điệu hào hùng bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ tài hoa Văn Cao vang lên… Những khoảnh khắc lịch sử ấy và mãi mãi sau này, tôi nghĩ không ai có thể lãng quên.

Và rồi, cái hào khí ấy đã đi vào thơ ca để rồi hôm nay, tôi bắt gặp trong quyển sổ thơ của đứa con trai tôi mới hiểu: “Trời tháng tám mùa thu này mát dịu/Nắng Ba Đình nặng trĩu những yêu thương”… chắc chắn sẽ lưu giữ lại cho đứa em nó sau này hiểu được những giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc mà cả dân tộc đã đổ biết bao máu xương; gìn giữ cho thế hệ mai sau hôm nay được cơm no, áo ấm, được ngẩng cao đầu trước giảng đường đại học.

3. Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay, mấy anh cán bộ hưu trí gần nhà tôi bảo: Ông làm bữa nhậu coi như ngày Tết của cánh báo chí, hàn huyên cho vui. Tôi đồng ý ngay mà không ngần ngại gì.

Cuộc vui trở nên sôi nổi khi ông bí thư chi bộ tổ dân phố hứng khởi: Hay là 2-9 này, mấy anh em hội ngộ nhau làm bữa tiệc mừng Tết Độc lập. Mọi người có vẻ hớn hở nhất trí. Cuộc hẹn bất thành khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại; vẫn còn đó những F0, F1 trong cộng đồng mà các cấp chính quyền đang ngày đêm truy vết, khoanh vùng chống dịch. Và vẫn còn đó những con người tự nguyện xông vào tuyến đầu chống dịch ở các thành phố lớn; ở đó còn có những bà mẹ, chị tiểu thương, cán bộ hưu trí đang gói từng mớ rau, chai mắm, hũ cá… nặng lòng hướng về đồng bào phương Nam thân yêu.

Tháng chín đã về, dường như trời mới bắt đầu vào thu. Cờ đỏ sao vàng lại phấp phới bay trước nhà nhưng cái không khí rộn ràng, hân hoan với Tết Độc lập không còn sôi động như xưa, bởi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Song niềm tự hào về ngày Quốc khánh của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là dòng cảm xúc bất tận, là tài sản tinh thần vô giá để Nhân dân ta quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ chống dịch Covid-19 thành công.

Chợt nhớ lời hứa với ông Thanh Thảo: Bữa cơm Tết Độc lập năm nay chỉ có ông và tôi và 2 chai rượu.

 

 KHOA THÀNH

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...