Nấm mối ngày mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ sau vài cơn mưa, những búp măng tre, lồ ô… đua nhau mọc lên, mập mạp nhọn hoắt. Nhớ thời còn nhỏ, khi đi chăn bò, chúng tôi thường tỏa đi chơi, khi đánh trận giả, tìm củi, lúc hái rau, bẻ măng… Và rồi nếu may mắn, chúng tôi tìm được nấm mối. 
Những cây nấm mối giấu mình rất tài trong đám lá, cỏ hay đất ẩm, khi nhú lên thường rủ nhau lên cả ổ. Những cây nấm mới nhú còn búp búp, mập mạp ăn mới ngon và giòn, còn nấm đã nhú lâu, bung mũ nhiều thì sẽ dai, ít ngọt hơn. Cái thú tìm nấm mối được chúng tôi chú ý nhiều hơn kể từ khi chị tôi học được cách chế biến dã chiến, phục vụ ngay tại chỗ chăn bò chứ không cần đem về mới có ăn, đó là món nấm mối nướng lá.
Những cây nấm mối được chúng tôi cẩn thận vẹt đám lá mục, đào lên một cách nhẹ nhàng, xếp gọn lại trên một chiếc lá khoai to hoặc cái nón mê. Nếu không tìm được khe suối để rửa, chị tôi thường rút luôn con dao gập nhỏ để trong cái túi cơm luôn đeo bên hông rồi cạo, gọt hết phần đất bẩn bám vào thân, mũ nấm cho sạch sẽ từng cái một. Rồi chạy đi một chốc, chị đem về mấy cái lá dong xanh ngắt, cẩn thận bỏ tầm ba đến năm cái nấm gói vào. Mỗi gói lá chị đều cẩn thận rắc thêm vài hạt muối vào giữa, xong rồi cẩn thận gói lại, lấy cọng cỏ buộc cho thêm chắc. Đám trẻ con lúc này cũng đã nhóm lửa xong, bỏ vào đấy những loại củ mang theo ở nhà hay đào được ven bãi, chị chỉ gác hờ các gói lá nấm xung quanh cho có hơi nóng tạt vào. Khi nào xém hết lá và có mùi thơm của nấm, của lá bay thoang thoảng vào cánh mũi phập phồng của đám em đang chầu chực tới bữa trưa thì chị mới cời ra.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Bữa cơm đi chăn bò hôm nào tìm được nấm mối với chúng tôi luôn rộn vui như bữa tiệc. Chị sẽ chia cho mỗi đứa em một gói nấm mối nướng. Các nắm cơm được chị cẩn thận lấy ra khỏi túi rồi bắt từng đứa một xòe tay kiểm tra để đảm bảo đứa nào cũng đã rửa tay sạch, sau đó phát cho mỗi đứa một nắm cơm nhỏ mà lúc sáng bà ngoại đã vắt thật chặt. Một cái lá nhỏ bên cạnh gói nấm luôn có một ít muối hạt để chấm cơm cho mặn mòi, đứa nào cũng háo hức mở dây buộc gói lá dong. Những cái nấm để nguyên mũ màu trắng hoặc xám nhạt vẫn còn tỏa ra làn khói mỏng nổi bật trong gói lá dong xanh nhìn thật bắt mắt, tiếp đến là cái mùi thơm dìu dịu của nấm mối quyện với mùi lá dong ngọt ngào một cách khó tả khiến đứa nào cũng chảy nước miếng. Cái tay vừa mở gói lá ra, thường đứa nào cũng đưa ngay lên miệng để húp xì xụp như húp canh. Những chiếc nấm nướng mềm xìu lại tứa nước ra thơm ngọt thấm cả môi. Rồi cứ thế, chúng tôi đặt gói lá xuống bẻ nắm cơm ra, bốc thêm miếng nấm ăn kèm. Bữa cơm diễn ra nhanh gọn, vì nắm cơm bé lắm nên đứa nào cũng thòm thèm vị ngọt, cái dai, giòn của nấm mối mới nhú. Vị thơm của khói, của lá, của nấm mối, của sự dân dã ngày ấy khiến cả đám chúng tôi như bị bỏ bùa mê, đứa nào cũng xung phong theo chị đi chăn bò.
Sau này, tôi không còn được đi chăn bò với chị nữa. Món nấm mối nướng vì thế cũng chỉ còn lại trong ký ức. Những mùa mưa, chị chỉ dùng nấm mối nấu canh tập tàng, đúc bánh xèo, nấu cháo… để đổi bữa. Rồi nấm mối dần trở thành đặc sản được nhiều người biết tới. Nhưng với tôi, nấm mối ăn ngon nhất vẫn là khi gói lá dong đem nướng như ngày xưa. Không cần gia vị cầu kỳ, chỉ cần mấy hạt muối, chỉ cần khói, rồi hơi mát ngọt của lá dong mọc dại, chỉ cần những lam lũ yêu thương thì dường như bao nhiêu ngọt bùi của tuổi thơ đã gói trọn trong đó rồi.
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.