Chờ ngày mới sáng tươi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm trước, vào khoảng thời gian này, tôi thường đưa các con về thăm quê nội, quê ngoại hoặc đến một nơi nào đó nghỉ ngơi vài ba hôm, coi như phần thưởng động viên các con sau nỗ lực cho một năm chăm chỉ học hành. Tôi theo đó cũng được nghỉ ngơi, thư giãn. Giờ này những năm trước, mọi người cũng đã chộn rộn với những chuyến du lịch gần xa, đông vui nhất là những cuộc hội họp, gặp mặt kỷ niệm…

Thế nhưng, năm nay, dịch Covid-19 hoành hành khắp mọi nơi. Mỗi buổi sáng thức dậy, nhiều người, trong đó có cả tôi đã hình thành một thói quen mới là nín thở dõi theo các con số trên các bản tin. Cảm xúc vui buồn cũng biến đổi theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Dường như cả thế giới đều hướng đến một điều chung là ước mong cho dịch bệnh mau chóng chấm dứt để cuộc sống được trở lại bình thường.

  Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Tôi thường tìm những lý do thật tích cực để úy lạo tinh thần cho mình khi chẳng may rơi vào một khó khăn nào đó. Nhưng giờ đây, không phải tự an ủi thì tôi vẫn thấy mình thật may mắn khi cả thế giới nháo nhác trong phong tỏa, cách ly, tôi vẫn được sống an toàn, được làm việc, được hít thở khí trời và ngắm nhìn nắng mai nhảy nhót trên những tàng cây khi ngày mới đến. Có lẽ khi cảm nhận được sự may mắn của mình, chúng ta sẽ biết đồng cảm, xót thương hơn với những người kém may mắn. Mỗi ngày được nhìn ngắm bạn bè, người quen của mình, những người đang có đóng góp thật sự thiết thực cho xã hội vào thời điểm khó khăn này, mắt tôi ánh lên như có nắng.

Trong những ngày dịch bệnh, mọi hoạt động không cần thiết được hạn chế tối đa. Khi các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian hơn để chuyện trò, chúng tôi bỗng nhiên nhắc về chuyện cũ. Câu chuyện có cả những sớm mai mù mù sương giăng, thành phố bé nhỏ với dốc đèo dập dềnh trong sương mai mờ ảo. Có những mùa mưa lê thê ròng rã kéo dài từ tháng này qua tháng khác, những buổi chiều “quanh năm mùa đông” như lời bài hát thật lãng mạn gõ vào một mảng xanh rêu của tháng ngày tươi trẻ. Xa hơn nữa là những ngày rừng theo về tận phố, trời mới xâm xẩm tối thì đường sá đã vắng vẻ, thưa thớt người lại qua, chỉ còn những gốc thông già trầm ngâm bên ánh đèn vàng quyện vào mưa mù mù đùng đục. Tôi hay đùa, ngày trước, sống cùng thiên nhiên như vậy, mình thở thôi cũng phải thật khẽ khàng.

Chúng ta rồi có lẽ sẽ thay đổi rất nhiều thói quen đã thành nếp sinh hoạt thường nhật, dù mai này dịch bệnh sẽ qua đi. Ít nhất, những tháng ngày buộc phải sống chậm lại như thế này sẽ giúp ta nhận ra nhiều điều trước đây mình không để ý. Việc đó sẽ khiến ta định lượng được những giá trị thật sự của cuộc sống, để biết ưu tiên cho những gì quan trọng đối với mỗi người.

Đâu đây vọng lại lời bài hát: “Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?... Mai đây, anh đưa em đi về, mưa giăng chiều nắng tàn”… Tôi bước chậm rãi trên khoảng sân vắng vẻ, lặng nghe cây lá xạc xào. Vài con chim nhỏ lích rích những đôi chân vui nhộn. Những đóa hoa vẫn rực rỡ dưới nắng trời. Nắng vẫn mê mải bộn bề giăng mình lên cây lá, gieo cả vào tôi niềm hy vọng mơ hồ mà rõ rệt về những điều tốt đẹp sẽ về cùng nắng trong ngày mới sáng tươi.

 

ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.