Tát nước gàu dây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tát nước là công việc quen thuộc của người làm nông ngày xưa. Ở quê tôi, cứ đến vụ lúa tháng 6 là cánh đồng thiếu nước, nhà nào cũng lo nạo vét, khơi mạch lỗ đìa ở góc ruộng, ngày đêm dùng gàu dây tát nước cho lúa.
Gàu đan bằng tre, có hình dáng hao hao đầu cá tràu mà đáy gàu là miệng cá. Vành gàu là thanh tre, bản to hơn vành nong, hai bên hông và đáy gàu được nẹp bằng khung tre, tất cả đều được dùi lỗ nức mây vào thân gàu rất chắc chắn. Trên vành gàu có cái thang bắc qua vừa để cố định miệng gàu vừa để cột dây. Dùng cám hoặc phân bò trộn với dầu rái trét cho kín, chống chảy nước và mối mọt. Một chiếc gàu tốt là phải chắc, đẹp, khi tát phải nhẹ và êm.
Dây gàu thường làm bằng lạt tre, để khi tát có sức bật mạnh, đưa gàu cho nhẹ. Chặt cây tre, chẻ ra nhiều sợi lạt dài, mỏng, bỏ ruột giữ cật, chuốt nhẵn, nhúng nước “dún” cho mềm, xoắn lại thành dây. Một chiếc gàu có 4 dây, 2 dây miệng và 2 dây đáy cột ở hai phía đối xứng nhau. Chặt lóng trảy to vừa lòng nắm tay, dài bằng chiều ngang bàn tay, xỏ 4 đầu dây vào làm tay gàu, cầm tát cho êm.
Tát nước gàu dây phải có 2 người ở hai phía đối diện nhau, khoảng cách phụ thuộc vào chiều rộng của cái sòng, thế đứng hơi nghiêng về sau. Mỗi người cầm một dây miệng và một dây đáy. Dây miệng ngắn hơn dây đáy một cẳng tay, vì vậy, nếu tay trái cầm dây miệng thì chân trái tiến lên một bước, chân sau hơi choãi ra trụ cho vững. Khi tát, các động tác tay phối hợp với chân, lưng, bụng nhịp nhàng và đòi hỏi hai người phải ăn khớp với nhau.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Một chu kỳ tát nước bắt đầu bằng việc tung bốn dây ra, khi miệng gàu vừa tiếp xúc mặt nước thì nhấc dây đáy hơi cao hơn, cùng lúc hất nhẹ dây miệng một cái thật nhanh là nước đầy gàu. Tiếp đến, 2 người hơi ngửa phía sau, lập tức 2 dây miệng căng ra, theo đà, gàu vọt nhanh từ dưới lỗ lên sòng, khi vừa tầm, hếch dây đáy một chút, nước tuôn ào xuống. Đường đi của gàu vẽ thành hình hạt xoài, hết vòng này đến vòng khác, liên tục để tạo đà. Tát nước dùng đà chứ không dùng sức, dây lúc căng, lúc chùng theo nhịp của đôi tay.
Làm nông rất vất vả nhưng thường thì làm nghề nào yêu nghề đó. Mùa nắng hạn, trên đồng lúc nào cũng có nhiều người tát nước, đông nhất là thời điểm chiều mát, đêm trăng và sáng sớm. Tiếng nước chen với tiếng cười nói rộn ràng.
Có những cặp tát nước không biết mệt, ấy là khi họ phối hợp nhịp nhàng, các động tác thực hiện một cách nhuần nhuyễn. Những đôi nam nữ đang có tình ý với nhau, tát nước còn phải sao cho thật đẹp. Nhìn từ xa, trông họ như đang múa, đôi tay điều khiển 4 dây và chiếc gàu lượn vòng uyển chuyển, nước bung ra trắng xóa như hoa mận. Thường thì qua mùa tát nước, họ nên vợ nên chồng.
Gàu dây và tát nước gàu dây dùng để chống hạn. Không chỉ thế, tự thân nó còn toát lên vẻ đẹp của sự cân xứng, hài hòa. Người làm ra một chiếc gàu tốt là một nghệ nhân thực thụ, còn người tát nước như là nghệ sĩ trên đồng ruộng. Mùa tát nước là mùa của gắn kết, yêu thương trong cuộc sống lao động của người nông dân.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.