Ông, cháu và khoảng cách thế hệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biết cách giúp bọn trẻ gần gũi và yêu thương những gì ông bà, cha mẹ chúng đã từng trải qua, không chỉ gia đình hạnh phúc mà con trẻ còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp
Niềm hãnh diện của tuổi già là việc kể cho con cháu nghe về những năm tháng khó khăn, đầy gian khổ và nước mắt nhưng lại vô cùng tự hào của đời mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, không ít các bậc ông bà bị mất hẳn niềm vui này vì các cháu không muốn nghe.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Ông Tư, năm nay đã 70 tuổi, thường bị rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười mỗi khi kể chuyện về tình yêu của ông bà cho các cháu nghe. Chẳng là hồi kháng chiến chống Mỹ, ông Tư là bộ đội Cụ Hồ, bà đã chung thủy chờ đợi ông biết bao nhiêu năm trời chỉ với một lời hẹn ước. Ông muốn kể cho các cháu nghe để thấu hiểu những giá trị của tình yêu chân chính. Nhưng mỗi khi vừa nghe ông kể chuyện tình yêu của mình, các cháu ông tìm cách sơ tán, hoặc nghe bằng ánh mắt thờ ơ. Bố mẹ động viên mãi: "Một thời kỷ niệm của ông mà con…". Vậy nhưng các cháu ông vẫn không muốn nghe, kiếm cớ này cớ kia từ chối. Có lẽ bởi ông kể nhiều quá, nhưng câu chuyện cùng một nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần, ông kể không biết chán nhưng các cháu lại chán nghe. Ông vừa mới mở lời là chúng tranh nhau kể tiếp câu chuyện của ông đã kể không sai tình tiết nào khiến ông buồn đến đau lòng. Ông chẳng nhớ mình kể câu chuyện ấy bao nhiêu lần, cứ kể đi kể lại những điều mình không muốn quên.
Ông già rồi thì làm gì có chuyện mới để mà kể, càng già càng muốn ôn lại kỷ niệm xưa, nhất là bây giờ bà đã qua đời. Các cháu ông được sinh ra trong thời đại internet, có thể liên lạc với nhau qua cả nửa vòng trái đất trong tích tắc. Chứ đâu phải như ông bà ngày xưa, chờ đợi mỏi mòn từng cánh thư, từng con chữ quen thuộc. Bọn trẻ bây giờ yêu nhau cả mấy năm trời thậm chí còn chưa biết nét chữ của nhau. Sống trong thời đại đầy đủ tiện nghi, vật chất thì làm sao hiểu được những mất mát, đau thương của tình yêu thời chiến tranh.
Chuyện tưởng như không có gì lớn nhưng trong thâm tâm, ông Tư buồn lắm, nó vô tình làm mài mòn sợi dây tình cảm giữa ông và các cháu. Người già vốn giàu yêu thương và nhạy cảm, có gì xót xa hơn khi những đứa cháu mình yêu quý, với ánh mắt lạnh lùng lúc nghe ông kể chuyện tình yêu của một thời khói lửa. Thậm chí, nhiều đứa cháu còn tỏ ra khó chịu bảo: Đấy là thời của ông. Dường như khái niệm về tình yêu chung thủy, trinh tiết ngày càng nhạt mờ dần trong bọn trẻ hiện đại.
Tất cả cũng bởi khoảng cách thế hệ chênh nhau nhiều quá. Ông Tư suy nghĩ nhiều lắm, nhất là khi ông bắt gặp đứa cháu gái học lớp 11 ôm hôn bạn trai cùng lớp ngay trước cổng nhà lúc đi học thêm về vào ban đêm. Con bé không nghe lời ông khuyên bảo. Nó còn nói bạn trai đó là "hot boy" nổi danh trong trường, khối đứa con gái mê mẩn. Ông thì quả quyết rằng đó là tình yêu sai trái và liên tục cấm đoán.
Giới trẻ bây giờ rất thờ ơ với những lời dạy bảo của người lớn. Không phải bọn trẻ không nhận ra đúng, sai mà vì bọn chúng thích tư duy, hành động theo ý thích của mình. Chúng không muốn người lớn áp đặt lên cuộc đời chúng. Đến khi gặp thất bại, chúng mới nhận ra sai lầm của mình vì không nghe lời người lớn thì đã muộn.
Biết cách giúp bọn trẻ gần gũi và yêu thương những gì ông bà, cha mẹ chúng đã từng trải qua, không chỉ gia đình hạnh phúc mà con trẻ còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp. Trẻ thiếu hụt tình cảm người thân, không kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa gia đình, dân tộc là một thiệt thòi, mất mát lớn đối với chúng. 
Nguyễn Thị Thu Hiền (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...