Giữa hai miền mưa gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Miền Trung vào mùa mưa bão là quãng thời gian Tây Nguyên cuối mùa mưa. Tuy thế, ở đây vẫn bị ảnh hưởng nên cái sự gió mưa giữa hai miền cũng khác nhau.
Vào quãng thời gian này, nếu gió mưa chưa kịp về thì bầu trời miền Trung cũng nặng chình mây xám cứ như chực chờ đổ mưa. Hiếm hoi nắng. Nắng chỉ ửng lên một chặp rồi lại sa sầm. Nước ở các con sông lên xâm xấp bờ, đục ngầu cuộn chảy. Vì nước đã sẵn nên chỉ thêm trận mưa nặng hạt kéo dài là lụt. Nước từ các con sông lớn dần theo mưa vượt bờ tràn vào đồng bãi, ngập nhà cửa, gò đống. 
Ngày trước, người dân ứng phó với thiên nhiên theo kinh nghiệm truyền đời, nhìn vào tổ tò vò “đóng” trên tường nhà vị trí cao hay thấp mà đoán mức nước để rồi chuẩn bị ghe xuồng, đưa vật dụng lên cao, chuyển gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Sống trong mưa lụt chưa hẳn chỉ có nhọc nhằn và nơm nớp lo mà còn có cả niềm vui. Trước khi nước lụt tràn về, đội gió mưa đi đơm cá nước ngược là thú vui nếu ai đã từng. Nước lụt trắng đồng, cánh đàn ông con trai bơi xuồng đến những bụi tre một, bụi dứa dại giữa đồng mà bắt rắn, chuột đồng, dế cơm, chẫu sành hay tìm đến mô đất cao bẫy chim, cò thế nào cũng được bữa cải thiện sản vật từ thiên nhiên ban tặng ngon đáo để! Nước rút xâm xấp bờ ruộng thì đơm cá nước xui, úp nơm, kéo vó, thả lưới, đánh dậm… cá cua, tôm tép đầy giỏ mang về dành cho cả những ngày sau.
Lụt cũng cần thiết. Nó mang phù sa bồi đắp làm nên đồng bằng, châu thổ. Trước và sau lụt, loài thủy sản nước ngọt gồm cả loài lưỡng cư như: ếch nhái, rắn, rùa… thiên địch với loài côn trùng phá hoại có điều kiện sinh sôi, đem nguồn thu lợi cho người.
Lụt về, loài sâu bọ bị tận diệt, loài chuột chuyên phá hoại hoa màu phần nào bị tiêu diệt, cho mùa sau tươi tốt bội phần. Nước lụt tràn về rửa trôi cặn bã, độc tố các loại thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho đất nguồn sinh khí mới. Năm nào không có lụt, nhiều người lại mong và lo mùa sau thất bát.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Tuy nhiên, mùa mưa miền Trung còn có bão. Bão luôn đi kèm với mưa. Gió mưa quăng quật đổi hướng vô hồi. Cùng với gió mưa là lũ lụt. Nước lớn nhanh không thể tưởng. Con người bị cô lập trong ngôi nhà bé nhỏ. Xóm làng bị cô lập trong mênh mông biển nước, trong bời bời gió mưa. Đêm sâu thêm. Nguồn ánh sáng duy nhất là lằn chớp rạch ngang trời càng tăng thêm nỗi lo sợ. Sự sống con người là quý báu, tìm cách níu giữ, bỏ mặc ngoài kia vật nuôi, cây trồng cho mưa-bão-lũ cuốn đi…
Ảnh hưởng bão, áp thấp đổ về miền Trung, Tây Nguyên mưa. Cơn mưa không ầm ào nặng hạt, không sấm vang, chớp lòe, gió giật mà cứ rỉ rích kéo dài. Những đợt mưa như thế nối tiếp, ngày nối ngày. Người nơi xa đến, dễ cảm nhận bị tù túng, vì mưa vây hãm chẳng buồn bước chân khỏi nhà.
Ngày mưa dầm, không gian se lạnh, lòng gợi nỗi niềm xưa. Trong mưa, tôi còn tìm thấy dấu chân bùn đất trên con đường quê em nhỏ cắp sách đến trường rồi cũng tự hỏi, có chăng gian khó sẽ nuôi ý chí con người, cho con người sức bền chịu đựng.
Trong những đợt mưa như thế, cũng có lúc làm tôi nhẹ lòng, đó là lúc nắng lên. Nắng mới tưng bừng làm sao! Bầu trời biếc, nõn đến ngây thơ, thả trôi vài mảng mây trắng bạc hồn nhiên theo gió. Cảnh vật như reo vui, tưng bừng đón nắng. Nắng lên, giục chân muốn bước, giục tay động việc.
Những ngày mưa làm lòng tôi chùng nặng, khi nhìn thấy cảnh mưu sinh nhọc nhằn trong mưa gió. Buồn ơi, cụ già run run chìa tay mời tấm vé số; người đàn ông khiếm thị mỏi miệng chào rao: chổi… không… ướt nhòa trong mưa gió! Trong đêm mưa gió lạnh lùng vây bủa, còn không những mảnh đời không nhà cửa tựa vào nhau dưới mái hiên, gầm cầu tìm hơi ấm? Gió mưa vô tình, cuộc đời vốn là bức tranh đa sắc nhưng xin lòng người bớt nỗi vô tình cho nỗi đau dồn lên cùng mưa gió!
Rồi mưa cũng tạnh, bão lụt cũng đi qua. Lòng người sẽ ấm lại, cùng nhau ra đồng làm đất xuống giống; vui vẻ, tự tin mùa vàng bội thu nhờ phù sa đắp bồi!       
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.