Lên núi mùa thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thật ra thì mùa nào ở Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cũng đều đẹp theo một nét riêng, khiến cho khách phương xa phải khắc khoải khi nhớ về. Mùa đi qua trên thảm thực vật xanh mượt tràn đầy nhựa sống, muôn sắc hoa rực rỡ; mùa ẩn giấu dưới những cơn mưa rừng da diết; mùa lướt trên đôi mi ướt đẫm hơi sương lạnh buốt trong sự tĩnh tại; mùa lững lờ trôi trên những cụm mây trắng tinh khiết trên bầu trời trong veo, xanh thăm thẳm. Thêm mùa, thêm một lần tôi lên với núi. Dẫu không phải lần đầu tiên nhưng sao cảm xúc vẫn cứ vẹn nguyên như lần đầu.
Tôi sinh ra ở núi, lớn lên ở núi và sống trọn khoảnh khắc cùng bầu trời rộng mở, thênh thang núi đồi. Tôi không nhớ lần đầu tiên cha dẫn tôi tập leo núi lúc mấy tuổi, cũng chẳng đếm hết quãng ngày, tháng ấy mình đã bao lần căng bắp chân bước trên những con dốc mòn trong những ngày đầu thu.
Nỗi niềm cảm mến sâu xa ấy được di truyền từ cha tôi cùng ước vọng trước nguồn cội núi non. Ngay cả khi bàn chân cha, bàn chân tôi chưa từng rời núi, chưa từng đi xa khỏi nơi trú ngụ, chưa từng đặt lên miền đất lạ xa khác ngoài núi.
Dẫu thế, mạch nguồn nơi đây vẫn nuôi dưỡng tôi bằng niềm kiêu hãnh về mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn mình. Tôi nhận ra ngọn núi và cả cha tôi nữa, họ đang từ tốn kể câu chuyện riêng giữa đất và người, giữa tôi của quá khứ chênh vênh và tôi thực tại rạch ròi tuổi trẻ.
Bất kỳ ở góc độ nào tôi cũng đều nhận ra dáng núi. Tùy điểm nhìn sẽ cho ra những hình dạng khác nhau. Người đến núi vào thời điểm khác nhau cũng vì thế cảm quan về màu sắc, hương vị cũng hoàn toàn khác lạ.
Núi của những ngày khô hạn đỏ màu ráng pha. Núi của những hôm trời buồn thấp giăng giăng mây thì trắng xóa, yên bình, tĩnh lặng cả một vùng đồi. Nếu hôm ấy lòng người dịu nhẹ thì núi trông xa những luồng nắng thấp hòa chung với màu xanh ngăn ngắt của lá cây rồi đủng đỉnh đáp đậu, nương ngay chân núi, thung sâu.
Dân làng tôi thì ví núi như chiếc phễu khổng lồ với khuôn miệng tròn, rỗng và lòng bụng là một khoảng không chứa vô vàn điều hấp dụ, bí ẩn, thâm trầm. Dường như, tạo hóa đã cố tình sắp đặt, cố tình để trí tưởng tượng của con người bay bổng khi họ đối mặt với sự kỳ bí của tự nhiên chăng?
Ảnh minh họa: Nguyễn Thị Diễm
Ảnh minh họa: Nguyễn Thị Diễm
Dẫu không phải là dịp lễ hội như thường niên vào tháng 11, nhưng núi lửa Chư Đang Ya của tôi vẫn có sức hấp dẫn khó lòng cưỡng nổi với cả người dân địa phương và du khách gần xa.
Vào dịp cuối tuần, dễ bắt gặp khung cảnh cuốn hút, rất đông khách lên đây để sống chậm, để ngắm cảnh, chụp ảnh để lưu giữ và tận hưởng khoảnh khắc mùa thu trong năm khi cả ngọn núi rực rỡ sắc đỏ hoa dong riềng. Từng bụi dong riềng bao bọc lấy nhau thành cụm trải dài cả một vạt đồi. Những cánh hoa đỏ thắm, xen lẫn trong màu xanh rêu của từng chiếc lá tạo cảm giác gần gụi, quen thuộc đến vô cùng.
Nắng thu ở núi rừng Chư Đang Ya ngọt như rót mật, nắng tràn qua các triền núi, lách qua từng nhành lá ngọn cây rồi dịu dàng ôm ấp tỏa sáng khắp lưng đồi, sườn núi. Có người nói mùa thu trên ngọn Chư Đang Ya đem đến cảm giác bình yên.
Ừ thì mùa thu bao giờ cũng quyến luyến, bịn rịn, bâng khuâng nên cảm nhận đó là điều dễ hiểu. Bình yên một thoáng khi được ngồi giữa vạt xuyến chi cỏ dại buổi sớm mai đón ánh mặt trời vừa lên lung linh tỏa nắng. Bình yên khi chọn được một người bạn tâm giao để cùng nhau thong dong cũng nhìn xuống thung sâu khi cảnh vật bừng sáng ngày thu mênh mang. Bình yên khi đi cạnh nhau, sóng sánh ân cần, dù không nói với nhau câu nào nhưng tâm hồn lại giao hòa êm ái. Vì chỉ cần thế thôi cũng đủ bình yên những trái tim yếu mềm trong cuộc đời va vấp.
Mùa thu năm nay, lượng khách lên núi hơn hẳn mọi năm dù có nhiều yếu tố tác động đến ngành du lịch. Mới bước vào mùa đã có nhiều đoàn khách đến từ các tỉnh khác, chưa kể khách địa phương. Với họ, xung quanh đây thứ gì cũng mới mẻ, ấn tượng.
Đỉnh núi ngàn năm ấy vừa xa lạ, thách thức lại vừa thân thuộc. Đa số thường lên núi bằng xe thồ chứ ít khi đi bộ. Tuy nhiên, một số ít lại lựa chọn hình thức trải nghiệm leo núi bằng các cung đường khác nhau.
Theo họ, rất nhiều lợi ích khi tham gia hành trình chinh phục đỉnh Chư Đang Ya. Có vài người thích leo núi vì muốn bản thân tập thói quen khắc phục trước những khó khăn phía trước hay hữu ích hơn nữa giúp họ tự đốt cháy năng lượng dư thừa. Rất nhiều trakker sụt khoảng 2-3 kg sau 1 tuần trên núi và việc giảm cân này hoàn toàn khỏe mạnh.
Đôi lúc, tôi ví von và hài hước rằng, ngọn núi là phòng gym tuyệt vời nhất thế gian! Mỗi khi lên núi, tôi cũng nhận ra những bài học cuộc sống từ thế giới rộng lớn ngoài kia và những sân si của bản thân thật là vụn vặt.
Ngày mai, thêm một lần với núi trên những đôi chân son, trong bước chân mùa thu trong trẻo hòa cùng hương sắc làm nên những thu vàng cao nguyên.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.