Mưa phùn qua phố nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã vài ngày nay, Phố núi Pleiku đón những cơn mưa phùn trong tiết trời se lạnh đầy mây xám. Những hạt mưa dày đặc nhưng nhỏ li ti lả lướt không định hướng, uốn lượn đổi chiều theo từng làn gió nhẹ, trông hệt như động tác tuyệt mỹ của những vũ công belly dance.
Không xối xả như mưa rào, mưa giông đổ xuống đây mấy ngày trước, mưa phùn tạo ra 2 hình ảnh đối ngược. Có khi đi 2-3 cây số không áo mưa thì cũng không ướt sũng người, tóc tai, quần áo lấm tấm hạt như sương, nhưng cộng thêm độ ẩm luôn cực đại cả ngày xem chừng chẳng làm người ta dễ chịu chút nào. Một người đã sống ở miền Bắc bảo, mưa phùn chỉ có ở ngoài ấy, phải đi kèm với gió bấc và lạnh lắm, trong này làm gì có. Theo định nghĩa thì mưa phùn là một hiện tượng ngưng tụ nước thành những hạt nhỏ hơn giọt mưa; thường được tạo ra bởi những đám mây thấp, lượng mưa đo được chỉ vào khoảng 1 mm mỗi ngày hoặc ít hơn. Do kích thước nhỏ của giọt, dưới nhiều hoàn cảnh mưa phùn phần lớn bị bốc hơi trước khi chạm tới mặt đất, do đó có thể không thể quan sát trên mặt đất để phát hiện. Thế thì những cơn mưa nhỏ ở Pleiku mấy ngày qua không phải mưa phùn là gì! Nhưng công bằng mà nói, trong một ngày âm u, có lúc tạnh, có lúc vài cơn nặng hạt, đan xen, điểm xuyết cạnh đó là vài đám mưa bụi ngắn giờ. Mưa phùn Pleiku như thể bát phở Bắc chỉ có bánh, thiếu tái, gân, nạm, sụn...
Mưa phùn bao giờ cũng rơi từ một tầng mây thấp, xám xịt và giăng kín, không chừa một khoảng xanh nào khả dĩ để ông mặt trời để mắt xuống trần gian. Những người lãng mạn thường xao xuyến trước cái khung cảnh mà trong mưa “phố nhỏ càng buồn thêm” (ca khúc “Lạnh trọn đêm mưa”-nhạc sĩ Huỳnh Anh). Khi gió mang chút lạnh se se vào xế chiều, ngoài trời vẫn lất phất, khoác chiếc áo pardessus tản bộ một lúc cho bụi mưa giăng mắc trên mũ, lấm tấm bám vào tóc, rắc trên cái áo khoác thời thượng của thập niên 60, 70 thế kỷ trước. Đến quán cà phê quen, không ngồi ở góc thường khi mà chọn một chỗ nhìn ra cho mưa ngoài hiên gặm nhấm tâm hồn. Đấy là tôi đang gợi nhớ một hình ảnh quen thuộc của một thế hệ từng sống ở các thành phố cao nguyên thuở mới lớn, cực kỳ lãng mạn!
 Ảnh minh họa: THẾ DŨNG
Ảnh minh họa: THẾ DŨNG
Những người làm nông như tôi vẫn có lúc “yếu lòng” như thế, để những không gian trầm mặc trong mưa phùn làm cho hoang hoải. Nhưng rồi, nhìn cái cây, ngọn rau thì đâm ra chẳng còn thời gian đâu để nghĩ đẹp về mưa phùn như thế nữa. Cứ thử một tuần không chút nắng, dăm ngày mưa, hết rả rích lại bay bay xem, thất thu là điều cầm chắc trong tay. Tất cả đều dừng lại, không tăng trưởng, không phát hoa, không đậu quả trong nguy cơ gục ngã vì quá nhiều nước, trong nguy cơ thiếu hẳn ánh nắng mặt trời để vận hành dinh dưỡng. Mâu thuẫn lợi ích về tinh thần lẫn vật chất nó cứ tồn tại trong mọi ngõ ngách của đời sống. Ai có ví von chuyện “sớm nắng, chiều mưa” theo một ý nào đó không tích cực thì đó lại là điều tuyệt vời, rất tuyệt cho những người làm vườn.
Khi tôi viết đến dòng này, ngoài trời vẫn bay bay những giọt li ti. Khi có chút gió mạnh, những giọt như sương ấy quay quắt phả vào mặt mát lạnh, nhưng vẫn không thể làm ướt tấm mặt bàn bên hiên nhà. Đó đích thị là mưa phùn, đẹp lắm! Rồi dõi mắt ra khu vườn đang ủ rũ, thiếu dáng vươn lên của một ngày nắng bỗng muốn nghêu ngao tiếp những câu trong bài hát đã nhắc đến phía trên: “Mưa buồn ơi thôi ngừng tiếng/Mưa cho phố nhỏ càng buồn thêm/Mưa rơi gác xưa thêm buồn vắng/Phòng côi lắng tiêu điều/Đường xưa vắng đìu hiu...”.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...