Nhà tôi treo ảnh Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi dịp tháng 5 về, dằng dặc trong thước phim ký ức, tôi nhớ như in bức chân dung Bác mà lần đầu tiên gia đình tôi có được với tràn ngập niềm tự hào và cảm xúc thiêng liêng.
Đó là bức ảnh đen trắng, in lụa chân dung Bác, kích thước chừng 25x30 cm. Có được bức ảnh Bác treo trong nhà vào những ngày đầu quê nhà giải phóng là một vinh dự lớn không riêng của gia đình tôi mà còn lan tỏa sang người thân, họ hàng. Chuyện là, những năm chiến tranh, cha tôi tham gia hoạt động cách mạng bí mật trong vùng địch nên ngay sau khi quê nhà giải phóng, nhà tôi là điểm đến của những người đi thoát ly kháng chiến. Cho đến bây giờ, tôi vẫn hình dung được nhiều gương mặt, nhớ tên nhiều người trong số họ như bác Dư Mỹ, chú Bảy Đồng, chị Hiền, anh Khôi… Họ vào ra, ăn ở, được đón tiếp ân cần, cởi mở như người thân trong gia đình. Ngày trước, chuyện cơm gạo chừng đơn giản lắm, một phần do gia đình tôi thuộc loại khá giả, ruộng đất nhiều, có hẳn cơ sở xay xát lúa gạo đầu tiên của xã. Gà, vịt, mắm muối, rau quả lúc nào cũng sẵn cùng với lòng hiếu khách nên được tiếp khách là niềm vui!
Là chỗ thân tình nên bác Dư Mỹ mới tặng cha tôi bức chân dung Bác Hồ như thể trả ơn, tuyên dương công lao. Ông muốn cha tôi treo ở vị trí trang trọng để tuyên truyền về vị lãnh tụ của dân tộc, về con đường cách mạng do Người dẫn dắt. Ngay khi có được ảnh Bác, cha mang đến nhà một bác thợ mộc trong xóm nhờ đo, đóng một chiếc khung bằng gỗ, viền chỉ nổi chỉ chìm rất đẹp. Tiếp đến, cha đạp xe ra tận phố huyện thuê cắt kính, ráp vào hoàn chỉnh mới mang về. Ảnh Bác được treo ở gian phòng khách, cao quá tầm tay người lớn, bên trên có lá cờ giải phóng nửa đỏ, nửa xanh, ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa. Từ đó, gian phòng như sáng lên. Ảnh Bác là tâm điểm được mọi người chú ý, ngắm nhìn.
 Chân dung Bác Hồ. Ảnh: K.N.B
Chân dung Bác Hồ. Ảnh: K.N.B
Tôi còn nhớ, nhiều người luống tuổi nhận xét, Bác đẹp như tiên ông, trông có sức khỏe hơn hồi “9 năm kháng chiến”. 9 năm kháng chiến là quãng thời gian nào, đứa trẻ lên 10 như tôi làm sao biết được. Riêng nội dung “trông có sức khỏe hơn” được kiểm chứng sau đó nhờ những tờ “tiền tín phiếu” bằng giấy có in chân dung Bác, được cuộn tròn cất giấu trong ống tre nơi xà nhà. Mà đúng thật, chân dung Bác trên tờ tiền được ghi lại vào năm nào trong quãng thời thời gian 1945-1954 trông Người thật gầy, mắt sâu, vầng trán rộng ưu tư.
Mấy năm sau, gia đình tôi chuyển về nơi ở mới. Hành trình chuyển nhà khá vất vả. Nhiều vật dụng cũ, ít giá trị đưa cho người thân, hàng xóm. Riêng tấm ảnh Bác, tôi được cha phân công ôm lấy, ngồi sau xe đạp vượt cung đường đất dài và hẹp, trơn lầy giữa ngày mưa gió. Ở ngôi nhà mới khang trang hơn, ảnh Bác, cờ Tổ quốc nền đỏ sao vàng bên trên, cùng bàn thờ ông bà làm cho gian phòng khách thêm ấm cúng.
Bây giờ, không khó tìm mua ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các cửa hàng sách, quầy lưu niệm… Tuy thế, với tôi, chỉ có ảnh Bác ở ngôi nhà cha mẹ là đẹp nhất. Vẻ đẹp vừa thiêng liêng, vừa gợi nhắc kỷ niệm. Nhìn ảnh Bác, nhớ người xưa năm cũ lâu rồi chưa gặp lại hoặc có thể sẽ không bao giờ gặp lại mà lòng rưng rưng…
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...