Vườn giữa phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi phải vòng xe máy rẽ ngược lại khi nhìn thấy cánh cổng trắng với hàng ngàn bông hồng đang đua sắc giữa nắng xuân ở một ngôi biệt thự nằm ẩn mình trong hõm sâu của phố.
Phố của tôi rộng dài thế nhưng rồi cũng hẹp dần lại vì người ngày càng đông và trẻ con thì lớn lên mỗi ngày. Từng khuôn đất dành cho cây và hoa càng ngày càng hẹp lại.
Phố quen với chen lấn chật chội nên cây cỏ cũng phải mọc, phải trồng theo quy hoạch. Mà nếu không theo khuôn khổ quy hoạch ấy thì có khi chúng chẳng còn chỗ đâu mà sống, hạt mầm làm sao bật nảy trên đường nhựa hay sỏi đá bê tông.
Có lẽ phần lớn thời gian lớn lên ở quê nên tôi vẫn ước mình có một mảnh vườn trong phố. Ngặt nỗi đất chật người đông, đến ở còn phải chen chúc thì lấy đâu ra chỗ cho vườn tược và cây trái. Vậy là tôi chọn một khuôn đất ở ngoại ô để thỏa mãn sở thích của mình. Tôi cặm cụi thiết kế để vừa đủ dôi ra một khoảng sân trước, sân sau be bé rồi mừng khấp khởi. Tôi rải những hạt mồng tơi tím biếc. Sau nửa tháng, những lá mập ú dày dặn tươi mơn mởn vươn lên rồi quấn vào những chiếc cọc tre vững chãi. Mỗi buổi trưa tôi lại ra đó, nhìn những lá mồng tơi lấp lánh dưới nắng, vấn vít với cọc tre mà thấy sảng khoái trong lòng. Giàn cây mướt mát nhờ gia chủ chăm tưới làm ngôi nhà bớt đi vẻ thô kệch, nóng bức. Dưới giàn mồng tơi ấy, tôi trồng bao nhiêu loại rau và cây gia vị, nào riềng, sả, nghệ, ngải cứu, tía tô, hành, tỏi, diếp cá…, mỗi cây chia nhau một xíu đất tí hin và ánh mặt trời lỗ chỗ lọt xuống để quang hợp, lớn lên. Mỗi sớm mai, lẫn trong sương đêm tinh khiết của Phố núi là hương thơm của thảo mộc, của đám cây mà tôi chăm sóc. Mỗi cây một vị, nó ùa xộc vào nhà khi tôi mở toang cửa. Sau một giấc ngủ say nồng, tôi như được tiếp thêm nguồn năng lượng từ sự thanh khiết.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Phía trước nhà, khoảng sân đầy nắng sớm tôi trồng những bụi hồng gai đủ màu sắc. Tôi yêu hoa hồng vì nó vừa đẹp lại vừa thơm. Miền nhiệt đới nhiều nắng nên hồng ít bệnh mà nở bông bền. Hồng cũng dễ chăm sóc. Chỉ cần bón lót kỹ, chăm tưới, đủ nắng là tự dưng đất cũng bật cười qua những đóa hoa. Công việc làm vườn chỉ cần sự chăm chỉ, cần mẫn, nhìn vào cây, hiểu rằng cây nó đang muốn gì. Thế là đủ…
Tôi từng đọc một cuốn sách nổi tiếng về nông nghiệp, đó là “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của Masanobu Fukuoka. Tác giả cho rằng, đỉnh cao của nền nông nghiệp là con người ta làm mà không làm gì cả, khi làm nông là khi anh đạt đến đỉnh cao của thiền. “Mục đích tối thượng của làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và rèn luyện con người”. Có lẽ vì tác giả đã dành cả đời cho đất đai cây cỏ nên thấu hiểu thiên nhiên. Còn tôi, đơn giản chỉ là dạo chơi trong mảnh vườn bé nhỏ của mình khi trồng những chậu hoa bé xíu. Nhưng tôi yêu cây. Có một bông hoa nở sau chuỗi ngày trông ngóng là tôi nâng niu, xuýt xoa, hít ngửi, chụp ảnh, khoe khoang. Dường như tình yêu ấy vẫn còn mang sắc màu của tuổi trẻ, nó chưa đủ chín, đủ sâu như những triết gia cặm cụi làm vườn…
Mỗi lần bực dọc, tôi lại lúi húi ra vườn, nâng cánh hoa bé nhỏ, ngắm đàn kiến cần mẫn đi rột roạt trên đám lá non. Cây không biết nói, nhưng cây biết làm dịu đi những muộn phiền khi ta nhìn vào chúng. Như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết: “Vườn em là nơi đọng gió trời xa…”.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...