Thế vẫn còn xa lắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi không phải là người Pleiku tha hương nhưng có một điều luôn ám ảnh tôi, đó là nỗi nhớ. Nhất là nỗi nhớ những ngày Pleiku trở mùa. Đã không ít người từng ghé nơi này và nhắn: “Pleiku của cậu tưởng như chẳng có gì đậm nét nhưng sao khi rời đi lại thấy lòng rưng rức nhớ”. Tôi đâu thể trả lời được những câu hỏi đáng yêu như thế…
Tháng 3 Tây Nguyên rồi. Nền trời lặng lẽ đổi màu. Cả gió cũng bắt đầu nồng lên. Tôi chạy xe trên con dốc đổ mà ngỡ như đang nằm đưa võng giữa trời chớm hạ. Có gì như lửng lơ trong lòng. Phố mùa này vẫn còn tàng cây ê a rụng lá. Tôi hay mủi lòng với điều đã cũ, thành ra chút xấp lá vàng vọt cuối cùng cũng nhói vào tôi một Pleiku trầm buồn, một Pleiku xa xăm. Lá rụng xuống tức đã thành kỷ niệm. Mà, như Trịnh viết thuở nào: “Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên”…
Tôi sống ở ngoại ô nhưng có một dạo cứ muốn vào trong phố lang thang. Lòng phố bây giờ thoáng rộng. Nhưng miền nhớ của tôi lại là một vài tiệm cà phê lùi sâu trong hẻm nhỏ, khách hàng thì lác đác ngày có ngày không, thế mà vẫn cứ ung dung. Giả như giữa những bổng trầm của cuộc sống này, dừng chân nơi quán nhỏ, gọi một ly cà phê và ngồi, ngồi đến khi nước mắt tự dưng chảy dài trong một buổi chiều ngắn ngủi. Ngỡ như lúc ấy thành phố ngừng chuyển động. Vui buồn là điều phải có. Nhưng ai đó đã nói với tôi rằng, thực ra khóc được cũng là một niềm hạnh phúc. Pleiku ôm hết giùm tôi những câu chuyện lòng. Pleiku ru tôi qua những mùa ký ức. Có lẽ, vì nỗi nhớ nên càng gần càng thấy xa xôi.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Có những ngày, tôi bơ vơ giữa ngã tư đường, nhọc lòng không biết bước chân về ngả nào. Pleiku hình như chẳng biết cất tôi vào đâu, tôi thì chẳng biết cất chuyện mình vào đâu. Và, với những người qua phố, tôi không còn bận tâm xem trên nét mặt họ ẩn giấu niềm hân hoan hay một nỗi lo âu không định trước. Thì ra, thành phố tôi cũng có những chiều lặng lẽ… Tôi đọc sách, thích câu: “Mỗi thành phố văn hóa luôn có những nhà văn của mình”. Tôi đâu dám nhận mình là nhà văn, mà cứ gì phải là nhà văn… Mỗi người đều có thể phác thảo chân dung thành phố mình đang sống bằng những ký ức tưởng như rời rạc nhất, bằng cả những ngày ủ dột nhất trong nỗi niềm riêng.
Ở Pleiku còn có những người luôn nhắn hỏi: “Em đang ở đâu giữa phố”. Lần này, tôi cũng chẳng biết phải trả lời thế nào cho những câu hỏi đáng yêu như thế. Bởi, tôi đang âm thầm đi tìm chính mình trên phố. Không còn quá trẻ để biết mình yêu một thành phố đến nhường nào nhưng có những thứ tình cảm không chỉ viết ra giấy là được.
Pleiku và những mùa ký ức… Đó là ngọn đèn liu riu sáng khi màn đêm thành chiếc bóng nhỏ trùm xuống những con đường quen. Đó là tấm kính mờ trên chiếc ô tô “chở” niềm cô đơn về muộn. Riêng mùa này, khó mà có một ngọn gió lạnh để xoáy vào lòng. Nhưng vì muốn Pleiku thêm gần, tôi vờ như vẫn còn buốt giá.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.