Nghĩa cử cao đẹp của một nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là gia đình ông Nguyễn Minh Hải (thôn Păng Gol-Phù Tiên, xã Ia Bă, huyện Ia Grai), người đã tự nguyện hiến 4.000 m2 đất vườn trị giá hàng trăm triệu đồng để xã quy hoạch xây chợ mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi nào.
Về xã Ia Bă, hỏi tìm nhà ông Hải, chúng tôi được người dân tận tình chỉ lối và đánh dấu bằng một đặc điểm dễ nhận biết: Có chiếc máy xúc đậu bên vườn. Vậy nên người dân thường gọi ông bằng cái tên ông Hải “máy xúc”.
 Khu vườn cà phê gia đình ông Hải hiến cho xã Ia Bă  quy hoạch xây dựng chợ. Ảnh: L.H
Khu vườn cà phê gia đình ông Hải hiến cho xã Ia Bă quy hoạch xây dựng chợ. Ảnh: L.H

Khi được hỏi rằng đã bao giờ… tiếc khi tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để xây chợ, ông Hải chỉ cười: “Tôi đã quyết định thì không bao giờ tiếc. Bởi đến hôm nay, tuy không phải là “đại gia” nhưng tôi cũng không thiếu thốn. Có thể tôi bớt đi một phần nào đó nhưng ngược lại, “lợi nhuận” của tôi là đã góp phần đem lại lợi ích cho cộng đồng”.


Chúng tôi không khó để tìm thấy căn nhà xây cấp 4 với khoảng sân rộng, bao quanh là khu vườn cà phê xanh mượt thấp thoáng những trái chín đỏ mọng. Khi nghe chúng tôi đề cập lý do tìm gặp, ông Hải tỏ vẻ ngại ngần, khiêm tốn: “Việc tôi làm đâu có gì to tát, chỉ là tôi muốn trả ơn quê hương thứ hai của mình mà thôi”.
Ông Hải quê gốc ở Hưng Yên. Năm 1979, ông theo cha mẹ vào Ia Grai theo diện kinh tế mới. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông được cha mẹ cho phần đất rộng hơn 1 ha, hiện là nơi gia đình ông đang sinh sống. Sau nhiều năm gầy dựng, vợ chồng ông mua thêm được ít vườn rẫy và sắm được máy xúc để cải thiện thu nhập. “Chúng tôi có tới 4 người con. Nhà nông thu nhập không đều, mấy năm nay làm ăn khó khăn nên phải nghĩ cách làm thêm kiếm tiền để lo cho các cháu học hành”-ông Hải tâm sự. Cách đây 2-3 năm, giá cà phê xuống thấp, vườn cây bước vào chu kỳ già cỗi nên vợ chồng ông Hải phải đầu tư tái canh. Nguồn thu giảm, lại lo thêm khoản chi phí trồng lại nên kinh tế gia đình ông gặp không ít khó khăn.
Dù vậy, lần nọ nghe lãnh đạo xã đề cập đến chuyện khó khăn khi tìm quỹ đất quy hoạch xây chợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ông Hải không ngần ngại đề xuất hiến luôn 4.000 m2 đất vườn. “Ban đầu các anh ấy tưởng tôi nói đùa cho vui, vì sau khi tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông được thi công, khu vườn cà phê nhà tôi vươn ra mặt tiền, vị trí rất đắc địa, giá trị đất khá cao. Vợ tôi mới nghe cũng giãy nảy phản đối. Nhưng rồi tôi thuyết phục vợ, rằng hãy coi như đây là cách tri ân với vùng đất này, nơi đã cho gia đình mình cuộc sống như ngày hôm nay. Khi vợ chồng đã thống nhất chắc chắn, tôi lên xã gặp các anh đề nghị một cách nghiêm túc chuyện hiến đất để xã xây chợ”-ông Hải kể lại.
Nhớ lại câu chuyện ông Hải “máy xúc” hiến đất làm chợ, ông Puih Rúc-Bí thư Đảng ủy xã Ia Bă-vẫn không giấu nổi niềm tự hào về một công dân tích cực trên địa bàn: “Không ai nghĩ anh Hải nói thật. Khu đất ấy đẹp và vị trí thuận lợi khỏi bàn: đất nằm dọc theo tuyến trục chính liên huyện, có 2 mặt tiền và rất bằng phẳng, lại nằm ngay trung tâm xã”.
Sau khi thống nhất với gia đình ông Hải về phần đất hiến để quy hoạch xây dựng chợ, xã đã đến khảo sát thực địa và tiến hành đo đạc, cắm mốc. Mặc dù phần đất hiến để quy hoạch chợ nằm trong phần diện tích cà phê vừa tái canh của gia đình nhưng vợ chồng ông vẫn vui vẻ chấp thuận. Thời còn công tác tại địa phương, ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku, nguyên Bí thư Huyện ủy Ia Grai-khi biết chuyện ông Hải hiến đất làm chợ xã đã đích thân tới gặp gỡ và ghi nhận tấm lòng của gia đình.
Chúng tôi tạm biệt gia đình ông Hải khi bóng chiều đã ngả. Trong cái lạnh se sắt đầu mùa thoảng mùi hương trái cà phê chín đầu vụ. Những lời chia sẻ của ông Hải cứ đọng mãi trong tâm trí chúng tôi.
 LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.