Dốc thương dốc nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nơi tôi sinh ra có khá nhiều con dốc. Dốc thấp, dốc cao cứ bồng bềnh trôi nổi trong mờ mờ sương sớm, trong bụi ngầu đỏ ban trưa.
Ngày tôi bé, chỉ cần bước chân ra đầu ngõ là gặp dốc, cái con dốc nhỏ nhưng triền triện. Để khi bố đi mua gạo về thể nào cũng bị ngã xe, lại ới các con ơi ra nhặt. Đấy cũng là nơi bố tập xe đạp cho mẹ. Thấy mẹ đi được rồi nên bố thả tay, mẹ hăm hở tuột dốc được một đoạn thì nghe tiếng bố cười, tưởng bố đang giữ xe ở phía sau bèn để mặc chiếc xe lao đầu vào bụi. Mẹ bị trầy chân có tí mà tức tưởi khóc đòi ly dị, bố và con cùng nghệt mặt gãi đầu nhìn mẹ giận. Mẹ không đi xe từ đó, đi đâu cũng đi bộ nếu không có ai chở. Thế nên, cái cảm giác chờ mẹ đi chợ về của chị em tôi y như trong các bài văn, cái cảnh cả 5 chị em cứ xếp hàng trước ngõ, ngóng lên đầu con dốc, thấy cái chóp nón của mẹ thôi là cả bọn đã hì hụi chạy đua lên dốc để xách đỡ cái giỏ cho mẹ rồi vòi quà.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ấn tượng của tôi với những con dốc càng thêm sâu đậm sau những ngày tập đi xe đạp. Cái cảm giác phải gò mình để đạp xe lên con dốc thẳng đứng mà những ai đã từng kinh qua đều thấm thía, khi mà phải chồm cả người lên để dồn hết sức lực và cân nặng của toàn thân về một bên để cố gắng nhấn chiếc pê đan cứng đầu quay xuống nửa vòng; rồi lại tiếp tục nhổm người cong mông lên, chuyển tiếp trọng lượng và sức lực vào bên kia cho tròn một vòng quay. Sao mà nó lâu, nó chậm cứ như phim Ấn Độ nhấn chế độ slow motion (chuyển động chậm). Mồ hôi cứ thế túa ra, bết áo, bết tóc, rối bời trong gió, trong bụi. Để đi đến hết con dốc, mệt bở hơi tai rồi nghe gió lùa mát rượi, lại nhìn xuống con dốc mình đã vượt qua mà thấy thích thú khi nghĩ đến đoạn đường về nhà không cần phải đạp xe vất vả, chỉ cần co chân lên bánh xe phía trước để làm thắng rồi lao xuống dốc cho đã.
Vào mùa mưa, những con dốc lại trở nên đáng ghét tệ hại bởi lúc này đoạn đường sẽ trơn như xối mỡ, nếu đi bộ thì năm đầu ngón chân cứ phải tõe ra bấm chặt vào mặt đường cho đỡ trơn trượt. Nếu đi xe đạp thì cứ tìm chỗ nào có cỏ mà đạp băng vào, chứ những lối mòn vẹt thì chỉ những ai cứng tay lái và tự tin vào cái lốp xe mới thay đang còn nhiều gai, cái thắng mới thay còn đang ăn thì mới dám bương vào. Vậy nhưng, khi mưa đến, đám trẻ con lại hào hứng nghĩ ra trò mới: tận dụng con dốc làm cầu tuột, chỉ cần kiếm thêm miếng mo cau lót mông rồi tuột xuống và tắm mưa rộn ràng hết cả con dốc.
Mùa nắng, con dốc cuộn hết bụi từ đỉnh dốc xuống, “chia đều” cho những ngôi nhà, hàng cây ven đường. Cơ man là bụi phủ đều khắp nơi một màu đỏ nâu màu mỡ mà lem luốc. Tiếng mõ từ đàn bò lốc cốc đi ngang qua càng làm cho cảnh vật như đìu hiu hơn.
Rồi dốc trở mình, trải nhựa làm cho quãng dốc đỡ dốc hơn, cảnh vật quang quẻ và trải rộng hơn. Đoạn đường về nhà đỡ chông chênh nhưng cảm giác thiếu vắng lại tràn đầy khi chiếc cầu tuột thuở nhỏ biến mất. Lũ trẻ ngày xưa áo quần vá víu giờ cũng đã tỏa đi khắp nơi, chỉ còn những ngôi nhà, hàng cây và con dốc kề cà bên nhau kể chuyện. Tôi cũng từng quên mất dốc, để đến khi đi học ở đồng bằng, cái cảm giác thiếu thốn ùa về khi cứ thẳng chân mà đạp xe chạy thênh thang trên đường bằng.
 KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...