Xe đạp một thời...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, chiếc xe đạp vẫn còn là vật dụng rất xa xỉ với nhiều người. Xe đạp khi ấy là cả một gia sản lớn. Ở miền Nam chủ yếu là xe nhập của Pháp, chỉ những nhà giàu có mới đủ tiền mua.
Năm 1963, để mua được chiếc xe đạp đòn dông (nam) ghi đông chữ U, ba tôi phải bán đi cặp bò đực. Sau vài năm, nhiều nhà trong làng cũng lục tục mua được. Bọn trẻ chúng tôi chiều chiều rủ nhau ra đường tập đạp xe. Nhiều đứa chạy theo sau vịn giúp, chạy được một đoạn lại buông ra, dọc đường bụi cát mù trời mà vẫn tập đến khi tự chạy được mới thôi.
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mấy năm sau, chiếc xe đầm (nữ) ra đời, được trang bị thêm bình điện, đèn, chuông. Có xe còn có chiếc đài thu thanh Panasonic đeo bên hông, trở thành mốt oách nhất cho thanh niên thời ấy. Các cô gái nghe tiếng chuông reo xe đạp, tiếng đài ỏn à ỏn ẻn cải lương là lập tức để mắt tới và ngưỡng mộ ngay.
Sau năm 1975, chiếc xe đạp lại càng có giá trị và được đăng ký có số má hẳn hoi. Những ngày công tác nhà nước, chính nó là phương tiện lùng vào các vùng sâu vùng xa. Thời ấy, phụ tùng xe rất hiếm, mỗi năm cửa hàng nhà nước phân phối về cho mỗi cơ quan số phụ tùng tương đương một chiếc xe đạp chưa có khung. Anh em trong cơ quan phải họp chia nhau, người thì vài chục chiếc tăm hoa, người thì chiếc moay-ơ, người thì chiếc vành. Phần ưu tiên cho những anh em đi công tác xa là chiếc lốp Sao Vàng và ruột Hóc Môn, vậy là nhất rồi. Có người thời ấy góp nhặt phụ tùng cả 4-5 năm mới ráp đủ một chiếc xe đạp.
Đi đâu túi đồ nghề cũng cột sau yên xe lỉnh ca lỉnh kỉnh, nào kim khâu, chỉ dù, keo vá xăm, giũa, lưỡi cưa sắt, cây nạy lốp, cả một ống bơm hơi độ chế được từ chiếc bơm đèn măng-xông hư. Lốp xe bục triêng nổ ruột là chuyện thường ngày. Có một chuyến tôi công tác từ An Khê vào xã Yang Nam (huyện Kông Chro bây giờ) nửa đường bị bứt triêng dài cả gang tay, ruột xe thòi ra và nổ theo há miệng toang hoác, chiếc ruột xe vá dày ken thảm thương như áo rách nhà nghèo. Vậy là đành dắt bộ ghé vào một quán gần làng ngồi nghỉ. Nghĩ thầm, trên đường công tác gặp xui xẻo kiểu này thì chắc xe phải… cưỡi lại mình trên đường về. Đang nhỏn nhẻn nhai chiếc bánh tráng mì, trong đầu tôi chợt lóe lên một ý nghĩ: Hay ta vá triêng xong dùng bánh tráng này nhúng nước cho mềm và quấn vào ruột chắc là được. Vậy mà được thật. Khi bơm hơi vào, bánh tráng bị ép vào thành lốp không cho hơi thoát ra như một khúc ruột vá thật sự. Chạy hết đợt công tác, về đến nhà cả tuần mà bánh xe vẫn còn no hơi. Sau đợt ấy mọi người trong cơ quan đã học được cách xử lý khi đi đường xa gặp phải sự cố.
Đứt phanh cũng là chuyện không tránh khỏi. Hồi ấy, dây phanh cũng phải được cửa hàng mậu dịch phân phối mới có. Mà đi đường rừng thì phanh lại càng nhanh đứt, khi đã đứt giữa lưng chừng dốc thì rất nguy hiểm. Vậy là chiếc dép lốp lại phát huy tác dụng. Chân trái kiềm bàn đạp, chân phải kè lốp sau ém mạnh vào, xe chạy chậm từ từ và dừng hẳn. Cứ vậy, lên dốc thì đạp hoặc dắt, xuống dốc lại hãm phanh bằng chân.
Chuyện đứt xích là hy hữu nhưng xích tuột ra khỏi mâm nhông là thường xuyên. Dùng lâu năm, nhông xích bị mòn nhọn hoắt, thích “đi riêng” một mình hồi nào thì đi, không ai điều khiển được. Cứ qua vài đợt công tác về, chủ nhật tôi lại dành ra một ngày, dùng đinh đóng rời ra từng mắt xích, lật lại để tái sử dụng, cũng được thêm 1/4 tuổi đời sợi xích.
Trước những năm 1990, ở huyện Kông Chro (Gia Lai), nhiều chiếc xe đạp thồ đã được độ chế để chở gạo, thực phẩm, mắm muối, mỗi chuyến thồ vài ba tạ vào các làng heo hút thay những lúc cửa hàng lương thực chưa kịp chuyển tới. Trong trận Điện Biên Phủ cũng vậy, những chiếc xe đạp thồ đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng. Còn trên đường Trường Sơn năm xưa, chiếc xe đạp đã giúp sức làm nên trận thắng mùa xuân lịch sử năm 1975. 
Càng ngày đất nước càng phát triển. Nhiều loại xe máy được nhập vào, rồi sản xuất trong nước, tiếp đến là o tô. Hình ảnh chiếc xe đạp đã dần lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại chủ yếu những loại xe dành cho trẻ em đi học đường gần và người già dùng làm… dụng cụ thể dục; hoặc xe chuyên dụng dành cho những người mê xe đạp thể thao. Nhưng dẫu phát triển tới đâu, ta cũng không thể nào quên chiếc xe đạp đã gắn bó, giúp cho con người vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất một thời.
An Sinh

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.