Văn hóa - Mục đích của du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy chục năm tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên, tôi nghiệm ra một điều rất đơn giản: Văn hóa không chỉ là cái bề nổi, là cờ đèn kèn trống, là những đám đông sắc màu. Văn hóa phải là cái gì đấy lặn vào bên trong, nó tiềm ẩn và sâu sắc, nó tích lũy và điềm đạm, nó thậm chí rất cô đơn và khó hiểu. Nó là văn hiến, là toàn bộ giá trị xã hội do con người viết hoa tạo ra. Herostratus, kẻ đốt đền vĩ đại, rất nổi tiếng trong lịch sử, nhưng không phải là hiện thân của văn hóa. Cũng như thế, Hitler, Tần Thủy Hoàng... không phải là văn hóa dù họ có thể tạo nên những giá trị, nhưng đấy là những giá trị phản văn hóa. Trong khi đó Hồ Chí Minh là một giá trị văn hóa.
Văn hóa, như một nhà văn đã nói, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong không khí mà mọi người lo đổ xô và quay cuồng làm giàu bất chấp mọi giá trị thì nó chính là cái thắng để giữ con người dừng lại ở bến bờ của sự hướng thiện, hướng mỹ, ở bến bờ của yêu thương và khát vọng làm người.
(Ảnh minh họa, nguồn internet)
(Ảnh minh họa, nguồn internet)
Phát huy và giữ gìn văn hóa Tây Nguyên không gì hơn là phải có một chính sách vô cùng hợp lý, sáng suốt và thuận quy luật. Nếu không thế thì chiêng chả ai chơi, dù ngành văn hóa có mua cho mỗi gia đình một bộ chiêng chứ không chỉ mỗi làng một bộ như hiện nay hay dù Nhà nước có liên tục tổ chức các Festival như đang làm...Vấn đề là văn hóa đã tham gia rất rộng lớn và sâu sắc đến đời sống xã hội hiện đại, vì thế, nếu chỉ một sai sót, chứ chưa nói đến sai lầm thì sẽ rất tai hại. Thế tức là làm ra văn hóa thì rất khó mà phá nó thì dễ vô cùng. Văn hóa vì thế thường được gắn với sự mỏng manh, yếu đuối, kể cả khi nó được lặn vào tâm thức, vào bản lĩnh đám đông, tưởng như trường tồn nhưng vẫn mong manh dễ vỡ và vì thế mới thấy cần ứng xử với văn hóa gượng nhẹ và cẩn trọng đến mức nào.
Theo thống kê thì hiện nay văn hóa truyền thống Tây Nguyên đang mai một rất nhiều. Số lượng các nhà rông truyền thống, các dàn chiêng và đội chiêng, nghệ nhân và nghề thủ công truyền thống ở Tây Nguyên đang bị mai một ghê gớm. Trong khi đó thì một số hủ tục lại manh nha xuất hiện, điển hình là 2 vụ nghi ma lai và thuốc thư ở huyện Mang Yang và Chư Sê năm nào, dân làng đã giết 4 người vô tội vì nghi họ là ma lai, có thuốc thư...
Nói đến văn hóa Tây Nguyên, không thể không nhắc đến cồng chiêng. UNESCO đã công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là trong đời sống văn minh hiện nay, khi mà các nhạc cụ hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, càng rẻ và càng tiện lợi thì cồng chiêng càng... được treo cất nhiều hơn, được chuyển đổi mục đích sử dụng như... mang bán chẳng hạn. Một số may mắn có giá trị thật sự thì được các tay mua đồ cổ sưu tầm cất giữ. Số kém hơn thì được cân đồng nát... Chiêng là môn nghệ thuật tập thể, có tính cộng đồng, cần phải đông người. Để có một cuộc chơi chiêng cần hội đủ 3 thành phần là người chỉnh sửa âm thanh (lên dây chiêng), người chơi chiêng và người xoang.
Và tất nhiên, quan trọng nhất là môi trường chiêng, không gian chiêng. Đời sống buôn làng bây giờ đã khác, nhanh hơn, gấp hơn, tính cá nhân đang lấn át tính cộng đồng. Nó phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng lại không phù hợp với... chiêng nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. Thêm nữa, bây giờ các nhạc cụ hiện đại như guitar, organ với tiết tấu nhanh, công năng nhiều, dễ sử dụng, có thể chơi mọi nơi mọi lúc...
Đang có một hiện tượng là có một số tác giả và tác phẩm văn học, báo chí nhìn Tây Nguyên tương đối hời hợt và sai lệch. Họ khai thác Tây Nguyên ở khía cạnh lạ và lạc hậu. Họ không sống đời sống của Tây Nguyên mà “cưỡi ngựa xem hoa” và “nghe kể”. Và như thế, những đánh giá và nhận xét, những miêu tả và cảm xúc của họ là chưa tương thích với những gì đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mảnh đất này. Người ta hô hào nhiều về việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc, nhưng thực sự bản sắc dân tộc là gì và bảo vệ giữ gìn nó như thế nào không phải ai cũng trả lời được một cách thấu đáo và có sức thuyết phục. Rồi cái gì bảo vệ, cái gì giữ gìn, cái gì phát huy, cái gì loại bỏ... thì hiện nay các ý kiến cũng rất vênh nhau. Sự can thiệp có khi máy móc, phản quy luật của một bộ phận nhiều khi làm cho nền văn hóa truyền thống biến dạng. Truyền thống văn hóa buôn làng với tất cả tập tục tốt đẹp ngàn đời, nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy nó thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giữ ổn định và khơi dậy tiềm năng to lớn của nhân dân.
Du lịch có vai trò rất lớn trong việc phát triển văn hóa, nhưng đồng thời, không khéo, chính du lịch lại làm hỏng văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống. Người ta đã thấy sự tác động này ở nhiều nơi phát triển du lịch “nóng”, không chỉ ở Việt Nam. Bởi vậy, cần xác định văn hóa là mục đích chứ không phải là phương tiện của du lịch.
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.