Sách về cuộc đời tài hoa của Leonardo da Vinci

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tác giả Walter Isaacson xâu chuỗi hàng nghìn trang sổ tay của thiên tài Italy và các khám phá gần đây về ông để viết cuốn tiểu sử.
Bìa sách.
Bìa sách.
Sách Leonardo da Vinci dài 736 trang, được phát hành ở Việt Nam vào tháng 10, kể câu chuyện về họa sĩ, nhà phát minh sống vào thế kỷ 15-16. Trong sách, Walter nêu quan điểm thiên tài của Leonardo bắt nguồn từ sự tò mò đến say mê, thói quen quan sát cẩn trọng cùng trí tưởng tượng sinh động hòa lẫn thể giới ảo tưởng.
Theo Walter, năng lực sáng tạo của Leonardo - cũng như của những nhà phát minh vĩ đại khác - bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Sách kể chuyện họa sĩ cắt bỏ da thịt trên gương mặt của các tử thi, vẽ lại các cơ, từ đó tạo ra nụ cười nổi tiếng trên bức họa Mona Lisa. Leonardo khám phá nguyên tắc toán học của quang học thị giác, chỉ ra đường đi của ánh sáng khi đập vào giác mạc, từ đó tạo nên ảo ảnh về những thay đổi phối cảnh trong bức The Last Supper (Bữa tối cuối cùng). Niềm đam mê suốt đời của Leonardo với việc dàn dựng kịch trên sân khấu cũng ảnh hưởng đến các bức họa và phát minh của ông.
Tác giả Walter Isaacson nhận định trí tưởng tượng là điểm mấu chốt để tạo ra thiên tài. "Tôi từng viết sách về Benjamin Franklin, Albert Einstein, Steve Jobs và giờ là Leonardo da Vinci. Tất cả họ đều rất thông minh. Nhưng là nhà báo và người viết tiểu sử, tôi phát hiện ra có vô số người thông minh trên thế giới. Điều đó không nói lên gì nhiều. Thứ khiến cho ai đó đích thực là một thiên tài sáng tạo là trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ khác biệt", ông nói.
Walter Isaacson sinh năm 1952, là tác giả và nhà báo người Mỹ.
Walter Isaacson sinh năm 1952, là tác giả và nhà báo người Mỹ.
Ngoài phần trình bày bằng lời, sách còn nhiều hình ảnh về các tác phẩm của Leonardo. Trang bìa sách là bức tranh sơn dầu hiện được lưu giữ ở Florence (Italy). Theo các nhà phân tích, đây là bức chân dung của ông do một nghệ sĩ vô danh vẽ vào thập niên 17.
Leonardo da Vinci (1452 - 1519) là một trong những trí tuệ kiệt xuất nhất lịch sử nhân loại. Ông hoạt động và có thành tựu trên nhiều lĩnh vực, là biểu tượng cho giai đoạn Phục hưng ở châu Âu. Một số bức vẽ nổi tiếng của ông là Mona Lisa, The Last Supper và Salvator Mundi. Leonardo cũng nghĩ ra nhiều ý tưởng công nghệ đi trước thời đại về xe tăng, máy tính, cách tập trung năng lượng mặt trời.
Ân Nguyễn (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...