Sách hay mùa Vu lan - "Vì thương" và "Cả một trời thương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng Bảy, mùa Vu Lan, cái tiết mưa ngâu gợi lòng hướng về cố hương, về gia đình, cha mẹ. Vì thương...Cả một trời thương đã ra đời từ một nỗi nhớ thương như thế.

"Vì thương..." - nơi gơi gắm tinh thần những người con thời hiện đại
"Vì thương..." - nơi gơi gắm tinh thần những người con thời hiện đại


Dẫu thời thế có thể thay đổi, nhiều giá trị bị mai một dần, nhưng tình thân gia đình thì đời nào cũng vậy, tuy biểu hiện có lúc khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là những tình cảm chan hòa, ấm áp. Những tác giả trẻ, có người chỉ mới đôi mươi đã ngồi lại cùng nhau viết nên tác phẩm Vì thương..., một tuyển tập những bài viết ghi lại tâm tình của những người con khi nghĩ về đấng sinh thành. Trong đó, có cả những người cha người mẹ của thế kỷ XXI với những cách nuôi dạy con theo hướng hiện đại, nhưng vẫn là thứ tình cảm gia đình ấm áp khó lòng phai nhạt được.

Giống và khác. Xưa và nay. Dù ở đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào, đọc Vì thương… là thấy thương thấy nhớ, thấy cái phần con trẻ trong ta thức dậy, đi quanh trong những khu vườn nhà, nắm lấy tay ba tay mẹ để được vỗ về an ủi. Chính thế mà dù được viết bởi nhiều tác giả khác nhau, nhưng Vì thương… lại có sự đồng nhất trên cùng trục giá trị nhân văn hướng về những tình cảm giản dị nguyên sơ; tuy quen thuộc mà vẫn làm cho ta rung cảm, khiến những kỷ niệm tưởng chừng rất cá nhân, lại tìm được sự đồng cảm phổ quát nhất.


 

"Cả một trời thương" với những mảnh đời đa dạng nhưng gắn kết tình cảm gia đình
"Cả một trời thương" với những mảnh đời đa dạng nhưng gắn kết tình cảm gia đình


Trong khi đó, với Cả một trời thương, tác giả Trúc Thiên lại có cách thể hiện tình mẫu tử riêng của mình. Tác phẩm gồm mười sáu truyện ngắn mà trong đó, mỗi truyện là một mảnh đời trôi nổi khác nhau, những mảnh đời rất đặc trưng của vùng đất Nam bộ.

Chân dung những người cha, người mẹ, những ông bà, chú thím, những người ta đã từng gặp đâu đó trên hình trình cuộc đời của mình nhưng vào trang văn Trúc Thiên vẫn có gì đó rất đặc biệt, như thể Trúc Thiên đã tạc lại họ từ bàn tay của mình, dựa trên chất liệu sinh động của miền Tây sông nước.

Ra mắt đúng vào dịp Vu Lan, Vì thương... Cả một trời thương đã gặp gỡ nhau ở chữ “thương” ấy. Tuy không đao to búa lớn, không nặng nề, hô hào hay đã được dùng đến mức mòn vẹt như chữ yêu, chữ thương ở hai tác phẩm là chữ thương nhẹ nhàng Nam bộ, chữ thương của thứ tình cảm đòi hỏi sự gắn bó và thấu hiểu, một thứ tình cảm thiêng liêng của gia đình bè bạn, dòng họ, anh em.

Xuân Thân (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.