Nghĩ ngợi đường xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.

Cái tên này không chỉ để phản ánh chuyên môn, một tiến sĩ khảo cổ học, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng thư ký Hội Sử học TPHCM, mà còn thể hiện một niềm đam mê lớn của chị: đam mê về những giá trị của các di sản, các công trình liên quan đến lịch sử. Những đam mê đó được chị thể hiện rõ nét qua cuốn tùy bút, tản văn mới nhất có nhan đề Nghĩ ngợi đường xa vừa ra mắt bạn đọc. Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM xuất bản đầu tháng 7-2017.


 

 



Với bạn đọc, nếu mới chỉ đọc những tùy bút, tản văn đầu tiên của cuốn sách, có thể sẽ dễ nhầm lẫn đây là một cuốn sách viết về Sài Gòn xưa vốn xuất hiện khá nhiều thời gian qua. Tuy nhiên càng đọc, bạn đọc sẽ càng thấy rõ sự khác biệt của tác phẩm. Cuốn sách chia làm hai phần, phần đầu có nhan đề Mưa nắng Sài Gòn viết về TPHCM, về con người, về những sở thích, những nét đặc trưng của đời sống nơi đây. Nhưng khác với các tác giả viết về Sài Gòn - TPHCM, khác thường là những người sống với TPHCM từ khi còn bé thơ cho đến hiện tại, tác giả Nguyễn Thị Hậu lại sinh ra ở Hà Nội, mãi đến năm 17 tuổi, vào tháng 5-1975 mới vào sinh sống tại TPHCM. Chính vì vậy, hồi ức về vùng đất Sài Gòn - TPHCM của chị tuy thiếu đi cái chất kỷ niệm ấu thơ nhưng lại đầy đặn hơn khi hoài niệm về quá khứ dựa trên những công trình, những di sản vật chất dưới góc nhìn của một nhà sử học. Đó có thể là những nhà lồng chợ quen thuộc một thời, những quán bán bún bì cắt bằng tay giờ không còn nữa, là chợ thiệp bên cạnh Nhà thờ Đức Bà mà đến tận đầu những năm 2000 vẫn còn tồn tại, là những con phố chật hẹp bên cạnh đường ray tàu hỏa xuyên giữa TP…

Phần hai của sách mang tên Khóc một dòng sông, khác với phần đầu nhiều kỷ niệm, phần hai nhìn TP dưới góc nhìn của một chuyên gia về lịch sử. Nếu bạn đọc tinh ý, có thể thấy ở phần một, tác giả dùng thuật ngữ Sài Gòn làm chính bởi những chi tiết, di sản, con người được tác giả nhắc đến đều dưới góc độ quá khứ, nó có thể vẫn tồn tại hay chỉ còn là hoài niệm nhưng tựu trung là phản ánh một vùng đất xưa kia. Ngược lại ở phần hai, đôi khi vẫn những công trình kiến trúc đó, tác giả dùng là TPHCM, bởi đó là hiện tại, là tương lai.

Nguyễn Thị Hậu nổi tiếng trong giới nghiên cứu một phần chính là ở các công trình liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đô thị. Các bài viết của tác giả ở phần này cũng xoay quanh những vấn đề đó: làm sao để có thể giữ gìn những di sản lịch sử của một đô thị hàng trăm năm tuổi nhưng không biến điều đó thành chướng ngại cho sự phát triển? Làm sao để bảo tồn và phát triển đồng hành cùng nhau thay vì là kẻ thù của nhau?... Trong bài viết được lấy làm nhan đề sách, tác giả thông qua cách mà những đô thị lớn ở châu Âu đã làm để vừa duy trì các kiến trúc cổ đại diện cho quá khứ vừa đảm bảo cho những kiến trúc mới tiêu biểu cho tương lai. Đó là những bài học kinh nghiệm mà một đô thị đang tràn trề sức sống như TPHCM có thể học hỏi, tham khảo.

Nghĩ ngợi đường xa để lại chút suy tư cho bạn đọc. Đường xa nhưng điều nghĩ đến lại ở gần sát bên, là những gì thời sự nhất, là những chuyện diễn ra hàng ngày trên những con đường đi làm, qua những bài tranh luận về bảo tồn và phát triển trên báo… Bạn đọc có thể thích hay không thích những suy tư, những kiến nghị của tác giả, nhưng quan trọng nhất là cả tác giả và bạn đọc của cuốn sách đều là nghĩ đến Sài Gòn - TPHCM với những mong muốn tốt đẹp nhất cho mảnh đất này.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.