Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-10, UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.

Xã Chiềng Sơ có 6 dân tộc cùng chung sống với gần 1.200 hộ, hơn 6.000 nhân khẩu. Người dân tộc Xinh Mun ở Chiềng Sơ có 472 hộ với hơn 2.200 nhân khẩu. Dân tộc Xinh Mun canh tác trên nương là chính và tin rằng kết quả sản xuất do quyết định của hồn lúa và thần nương, thần nước. Do vậy, họ thường tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cầu mong các thế lực siêu nhiên phù hộ cho con người sức khỏe, mùa màng bội thu, trong đó lễ mừng cơm mới (Trả pa me) là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của họ.

Lễ mừng cơm mới của Đồng bào Xinh Mun là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh nguồn quangngaitv.vn
Lễ mừng cơm mới của Đồng bào Xinh Mun là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh nguồn quangngaitv.vn

Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn và tưởng nhớ tới những người có công sinh thành, dưỡng dục con cháu và truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật làm nương theo mùa vụ. Dịp này, con cháu cũng dâng lên các món ăn truyền thống, mời tổ tiên ăn cơm mới và cầu mong phù hộ cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Lễ mừng cơm mới còn nhằm bảo lưu các món ăn truyền thống của dân tộc, thể hiện tri thức dân gian về ẩm thực của người Xinh Mun trong việc khai thác thức ăn trong tự nhiên phục vụ đời sống hàng ngày.

Không chỉ vậy, lễ Mừng cơm mới còn là nơi để các thành viên gia đình, dòng họ quây quần bên nhau mừng thành quả lao động sau một mùa vụ vất vả; là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đặc biệt là duy trì truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc Xinh Mun, là dịp giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở Chiềng Sơ được tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của các gia đình. 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.