Ngày 24-9, "Nghệ thuật xòe Thái" đón nhận bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 sẽ được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 24-9 tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). 

Theo đó, chương trình nghệ thuật với chủ đề "Xòe Thái-Tinh hoa miền di sản" gồm 3 chương có sự tham gia của trên 3.000 diễn viên, nghệ nhân, nhân dân, trong đó màn đại xòe với quy mô 2.022 người sẽ tái hiện nét văn hóa độc đáo của người Thái qua nhiều hoạt cảnh, nhiều câu chuyện. Trước đó, từ 17 giờ đến 19 giờ 30 phút cùng ngày sẽ diễn ra hoạt động biểu diễn đường phố giới thiệu trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc Thái và một số dân tộc khác với trên 500 nghệ nhân, người dân tham gia.

Điệu Xòe truyền thống của đồng bào Thái tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Điệu Xòe truyền thống của đồng bào Thái tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Lễ hội còn có các hoạt động nổi bật khác như trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc; Hội chợ sản phẩm OCOP, đặc sản các vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022; Triển lãm ảnh di sản “Nghệ thuật xoè Thái” và Ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

“Nghệ thuật xòe Thái” tượng trưng cho cái đẹp, chứa đựng các giá trị nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, ca hát, trang phục, ẩm thực và ứng xử văn hóa của cộng đồng người Thái. Đây là loại hình múa truyền thống đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam (Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên). Tiêu biểu ở các huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Trong tiếng Thái, “xòe” có nghĩa là múa với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Xòe được trình diễn trong các nghi lễ, trong đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng. Những người thực hành xòe là thành viên của cộng đồng người Thái, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã hội…

Trước đó, trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 13 đến 18-12-2021 tại Pháp, hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

PHƯƠNG VI (theo baotintuc.vn, laodong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.