Palestine ra mắt bức tranh ghép khổng lồ tại lâu đài sa mạc Jericho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh ghép như một tấm thảm rực rỡ, trải trên diện tích 836m2 tại Cung điện Hisham, được xây dựng tại Khirbat al-Mafjar, phía Tây thung lũng Jordan, vào năm 743-744 trong đế chế Ummayad.

Bức tranh ghép khổng lồ được công bố tại Cung điện Hisham thuộc thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 28/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bức tranh ghép khổng lồ được công bố tại Cung điện Hisham thuộc thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 28/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngày 28/10, giới chức Palestine đã công bố một trong những bức tranh ghép trải trên sàn lớn nhất thế giới tại thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, sau nhiều năm phục chế.

Bức tranh ghép như một tấm thảm rực rỡ, trải trên diện tích 836m2 tại Cung điện Hisham.

Đây là cung điện mùa Đông rộng 60ha được xây dựng tại Khirbat al-Mafjar, phía Tây thung lũng Jordan, vào năm 743-744 trong đế chế Ummayad.

Theo ông Saleh Tawafsha, Thứ trưởng Bộ Cổ vật và du lịch Palestine, bức tranh gồm hơn 5 triệu mảnh ghép bằng đá có màu sắc rất khác biệt.

Bức tranh mô phỏng một con sư tử tấn công một con nai, tượng trưng cho chiến tranh, và hai con linh dương tượng trưng cho hòa bình, cùng nhiều hình thiết kế hoa và hình học tinh tế.

Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Cung điện Hisham được tìm thấy vào năm 1873, nhưng đến những năm 1930 mới được khai quật lần đầu tiên khi nhà khảo cổ người Anh Robert W. Hamilton bắt đầu làm việc ở đây.

Vào thời điểm đó, bức tranh ghép nói trên mới được phát hiện dưới lớp bụi.

Cung điện mùa Đông đại diện cho kiến trúc Hồi giáo thời kỳ đầu, với nhiều sàn nhà, sân có cổng, nhà thờ Hồi giáo, vòi phun nước và một phòng tắm hơi mang phong cách La Mã.

Cách đây 5 năm, di tích này đã đóng cửa để tiến hành trùng tu theo một dự án trị giá 12 triệu USD do Nhật Bản bảo trợ.

Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.