Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn là người Việt Nam và sẽ hiến tặng Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ nhân chiếc mũ quan triều Nguyễn vừa đấu giá 600.000 Euro ở Tây Ban Nha là một doanh nhân người Việt và mũ này sẽ được hiến tặng cho Huế.

Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn có giá 600.000 Euro này là một người Việt Nam. Ảnh: Ảnh INVALUABLE.COM.
Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn có giá 600.000 Euro này là một người Việt Nam. Ảnh: INVALUABLE.COM.
Như Lao Động đã thông tin, chiếc mũ quan văn triều Nguyễn vừa được đấu giá 600.000 Euro, gần 20 tỉ đồng Việt Nam, chưa tính thuế (giá khởi điểm là 600 Euro, gấp 1.000 lần) ở Tây Ban Nha tối 28.10.
Theo nguồn tin của Lao Động, chủ nhân mới của chiếc mũ này, người đấu giá có mã số 5496 là một doanh nhân người Việt Nam.
Vì nhiều lý do, người đấu giá có mã số 5496 chưa công bố danh tính.
Chỉ biết đây là một doanh nhân có tình yêu đặc biệt với Huế nên quyết tâm đấu giá bằng được chiếc mũ quan này để mang về Việt Nam và sẽ tổ chức hiến tặng cho Huế trong một thời điểm thích hợp.
Trước đó, chiếc mũ quan văn triều Nguyễn còn nguyên vẹn, hàm chánh nhất phẩm trở lên, được nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) đưa ra đấu giá với giá khởi điểm 600 Euro đã thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Mũ quan triều Nguyễn có niên đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đi kèm cả hộp đựng mũ bằng gỗ sơn son thếp vàng cũng còn nguyên vẹn.
Theo các nhà nghiên cứu, phục chế và mua bán cổ vật triều Nguyễn ở Việt Nam, đây là chiếc mũ quan hàm chánh nhất phẩm còn nguyên vẹn và đẹp nhất từ trước tới nay mà họ thấy.
Ở Việt Nam, trong các bảo tàng và nhà dân là hậu duệ triều Nguyễn, hiện chỉ có mũ từ hàm chánh tam phẩm trở xuống và tất cả đều là mũ phục chế hoặc mũ đã bị hư hại.
Tuy nhiên, việc chiếc mũ này được đấu giá gấp 1.000 lần giá khởi điểm, từ 600 Euro lên 600.000 Euro là một mức giá gây choáng váng các giới.
Bởi lâu nay cổ vật triều Nguyễn thường được mua bán với giá rất thấp. Ví dụ như chiếc mũ quan này, giá “hợp lý” sẽ ở tầm 50.000 Euro.
Như vậy là mặc dù Huế đã bỏ qua phiên đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn, nhưng cổ vật quý giá này đang có cơ hội được "hồi hương" về Huế đúng như nguyện vọng của người Việt yêu thích văn hoá, mỹ thuật và cổ vật.
TƯỜNG MINH (LĐO)

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/chu-nhan-mu-quan-trieu-nguyen-la-nguoi-viet-nam-va-se-hien-tang-hue-969209.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.