Vương triều Nguyễn và sự hiện diện kỳ lạ của một loài hoa đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây được người bạn là Thuyết Hùng Vũ vừa gửi cho ảnh về một loài hoa cúc cổ, tôi mừng như “bắt được vàng”, bởi nó giống một với một hoa được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn một cách quá lạ lùng.

Loài hoa cúc cổ giống một với hoa cúc được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn. Ảnh: Thuyết Hùng Vũ
Loài hoa cúc cổ giống một với hoa cúc được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn. Ảnh: Thuyết Hùng Vũ


Cụ thể là ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868), cho thấy một hoa cúc được trang trí choán hết cả phần trán bia. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là giữa hoa khắc trên đá và hoa thật ngày nay là một khoảng cách 153 năm, nhưng chúng giống cả từ hoa tới lá, chỉ khác nhau một chút về bố cục bởi một đằng là của thiên nhiên và một đằng là của con người.

Rất may qua tìm hiểu thì được bạn Phan Hường cho biết đây là loại cúc có tên là hồng tú kiều, và qua nguồn báo Lao Động đăng ngày 17.1.2021 với bài Chiêm ngưỡng giống cúc lạ, hiếm gặp tại Việt Nam, trong bài còn nêu hồng tú kiều, bạch lệ mi, cúc trà, cúc rượu…, đều là những giống cúc quý, xưa chỉ xuất hiện trong cung đình, hay hình họa trên gốm sứ.

Nay các giống cúc này lại hiện hữu ngay tại Hà Nội, đó là vườn cúc của ông Đào Mạnh Hùng ở Thanh Trì, vườn đã được ông ươm, trồng nhiều năm nay, với mong muốn giữ gìn và bảo tồn giống cúc cổ ở Việt Nam.

 

Bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868) - Ảnh: Bản dập của BEFEO
Bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868) - Ảnh: Bản dập của BEFEO


Nhìn chung, hoa cúc là một trong những loài hoa từ xa xưa đã được nhiều nước trên thế giới nhất là các nước phương Đông, ca ngợi, quý mến. Ở Trung Quốc hoa cúc được coi là một trong “tứ quân tử” vì phẩm chất trong sạch và thanh cao của nó… Ở Nhật Bản còn là thứ hoa dành riêng cho vua và quý tộc, không ai được vẽ hoa cúc trên y phục…

Nhà thơ Phan Trường Nguyên còn viết: "Mùa xuân đến, chim oanh hót, trăm hoa đua nhau khoe sắc thắm, nhưng đến khi mùa thu về, hoa cúc nở thì không một loài hoa nào còn". Rồi nhà sư Huyền Quang viết: "Trong các loài hoa thì hoa cúc trội hơn một bậc"… (Hoa văn Việt Nam, tr 231, 232). Ngoài ra Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả là Jean Chevalier và Alain Gheerbrant còn cho biết hoa cúc mang ý niệm về sự trường thọ bất tử, sự viên mãn, toàn vẹn…, và còn là biểu tượng của mặt trời, rất được phổ biến ở châu Á, nhất là các nước như Trung Quốc, Nhật, Việt Nam.

Trang trí cung đình triều Nguyễn “tỏa sáng” với hoa cúc


Ở Việt Nam trong thơ văn Lý - Trần, hoa cúc rất được yêu thích, nhiều nhà thơ trồng nhiều cúc trong vườn để ngâm vịnh và thưởng thức vẻ đẹp của nó. Nhà sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba trong thiền phái Trúc Lâm, rất chăm chỉ lo việc Phật mà cũng phải thú nhận: Túi thơ bầu rượu vì hoa cúc mà bận rộn...

Còn Trần Minh Tông, đường đường là một ông vua đứng đầu quốc gia với bao công việc bận rộn, thế mà trước hoa cúc cũng đã phải thừa nhận: Vịnh tới hoa cúc thì có thể nghiêng bầu chuốc chén…


Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết loài cúc đồng tiền, cúc đại đóa, cúc bất tử cũng được các triều đình xưa sử dụng hình ảnh để chế tác các vật dụng, như bộ đĩa vàng Cộng Vũ thời Lý (thế kỷ 11-12) và hộp vàng Ngọa Vân thời Trần (thế kỷ 14).

Hiện chúng đã được công nhận là bảo vật quốc gia, rồi còn rất nhiều các vật dụng khác được chế tác bằng chất liệu gốm như bình, thống bát đĩa…


 

Hoa cúc ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn được trang trí choán hết cả phần trán bia - Ảnh: Bản dập của BEFEO
Hoa cúc ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn được trang trí choán hết cả phần trán bia - Ảnh: Bản dập của BEFEO


Còn ở vương triều Nguyễn thì nhiều phát hiện còn cho thấy sự vô cùng phong phú như, hoa cúc trang trang trí trên ngai vàng, trên tiền thưởng, huân huy chương, đồ pháp lam, trên kiến trúc, đa phần trong văn bia…


Riêng ở bia như nêu trên, thì như chúng ta đã biết văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Huế là của triều Nguyễn cho dựng với mục đích vinh danh những người đỗ đạt để phụng sự triều đình.

Việc hình ảnh hoa cúc được chọn làm trang trí chính trên trán bia thay vì là mặt trời tượng trưng hoàng đế đã cho thấy ý nghĩa của nó như thế nào. Nhìn chung những phát hiện nêu trên là một bằng chứng thuyết phục, cho biết các loại cúc này rất quý và được trồng phổ biến trong cung đình xưa, rất cần được bảo tồn.

Theo Vũ Kim Lộc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.