Nhà đầm Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ xa xưa, người Bahnar ở khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai thường đi làm rẫy rất xa, cách nhà hàng chục cây số đường rừng, việc đi lại trong thời vụ rất vất vả và mất nhiều thời gian. Để thuận tiện cho việc canh tác, người Bahnar đã hình thành một cách bán trú giữa rừng rẫy, đó là sống ở nhà đầm.
Làng của người Bahnar thường quần cư cheo leo ở các lưng núi, sườn đồi. Đó là những nơi đất thường dốc, khô ráo, nhưng gần giọt nước, thuận tiện cho sinh hoạt. Những ngôi nhà thường quây kín lấy nhau, vừa gần gũi đầm ấm, lại dễ hỗ trợ nhau chống giặc, chống thú giữ. Trong làng Bahnar cổ, hầu như không có việc canh tác tại chỗ, không có kinh tế vườn. Mọi nguồn thu đều dựa vào nương rẫy trong rừng sâu.
Bên trong những cái rẫy nằm lọt giữa rừng bao la ấy, người Bahnar dựng lên một căn nhà sàn nhỏ gọi là nhà đầm. Nhà đầm có đủ nơi ngủ nghỉ cho tất tật mọi thành viên từ người lớn đến trẻ nhỏ trong gia đình. Trong nhà có bếp lửa, nồi nấu, bầu nước, dao rựa, gùi ghè... Bên cạnh nhà đầm có kho tích trữ lúa, bắp từ vụ thu hoạch tại chỗ để ăn dần. Đó là một cách tổ chức cuộc sống tự cấp tự túc từ ngày xưa để phục vụ sản xuất, bảo vệ mùa màng. Khi hết các thứ như dầu ăn, mắm muối, người dân chỉ việc về làng, ghé hàng quán mua mang vào là có thể duy trì cuộc sống được nhiều ngày. Còn các thứ thực phẩm khác như: rau rừng, cá suối thì có thể thu hái, săn bắt ở xung quanh rẫy.  
Bởi thế, vào ngày mùa, tất cả dân làng vào cư trú ở nhà đầm. Làng như vắng bóng người, chỉ còn lại ít người già và trẻ em ở nhà để tiện việc đi học. Chỉ những khi nông nhàn tổ chức các lễ hội, người dân mới lại kéo hết về làng. Lúc ấy, làng Bahnar mới thực sự rộn ràng, dậy lên sức sống. Đó là thời gian nghỉ ngơi vui chơi của làng, khi lúa bắp đã được thu hái, chất đầy các kho trong rừng. Một khoảng đắm say vui vẻ trong suốt chu kỳ sản xuất cực nhọc.
Vẻ đẹp yên bình của khu nhà đầm trên đèo Đất Đỏ (xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Lê Hòa
Vẻ đẹp yên bình của khu nhà đầm trên đèo Đất Đỏ (xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Lê Hòa
Với cách thức ở nhà rẫy, ngoài việc tiện lợi cho sản xuất còn nhằm chống giặc dã rất hiệu quả. Bởi thế mà thời chiến tranh chống Mỹ, có không ít lần quân giặc kéo vào làng nhưng chúng chẳng cướp được gì, vì hầu hết lương thực đều được cất trữ trên nhà đầm ở rừng sâu.
Ngày nay, đời sống hiện đại đã xâm nhập vào các ngõ ngách của từng ngôi làng Bahnar. Nó làm thay đổi rất nhiều trong kiểu cách sinh hoạt, cư trú, làm ăn... Tuy nhiên, vẫn còn một số làng Bahnar còn giữ lối sinh hoạt, sản xuất nhà đầm xưa cũ.
Nhà đầm và nhà ở vẫn là 2 không gian riêng biệt rất lý thú phù hợp với những sắc thái tâm trạng trong cuộc sống của cộng đồng người Bahnar. Nơi làm ăn và nơi nghỉ ngơi đều cần thiết trong vòng đời.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.