Gia Lai: Nghiệm thu đề tài nghiên cứu về trang phục truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-9, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

 Quang cảnh buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học. Ảnh: Bá Tính
Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài. Ảnh: Bá Tính

Đề tài do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai chủ trì, ThS. Hoàng Thị Thanh Hương-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện từ tháng 7-2019 đến tháng 10-2021 với mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu trang phục truyền thống một số dân tộc tiêu biểu như: Jrai, Bahnar và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Xê Đăng… trên địa bàn tỉnh; đánh giá thực trạng trang phục truyền thống và lực lượng nghệ nhân dệt ở một số dân tộc thiểu số. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống, các giải pháp phát triển lực lượng nghệ nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu.     
      
Kết quả, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

 

PHƯƠNG VI
 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.