Người đàn ông sốc nặng khi biết viên đá lạ mình nhặt được trị giá 500 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người đàn ông vô cùng sốc khi biết viên đá lạ mình nhặt được cách đây 12 năm được định giá tới 150 triệu NDT (hơn 500 tỷ VND).

Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Đảo mới đây đưa tin về một người đàn ông họ Lâm ở quận Thành Dương (Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc) và việc tình cờ nhặt được viên đá quý.

Được biết vì rất thích sưu tầm đá nên ông Lâm thường ra biển tìm kiếm. Một ngày cách đây 12 năm, ông nhặt được một hòn đá lạ có kích thước bằng cả bàn tay, đường vân trên đá rõ ràng, màu sắc lại rất đặc biệt nên đã mang nó về nhà và cất vào tủ kính để trưng bày.


 

Hoa văn giống hình gấu trúc trên viên đá.
Hoa văn giống hình gấu trúc trên viên đá.


Trong một lần mang viên đá ra rửa, ông Lâm quan sát kỹ hơn hoa văn của viên đá và phát hiện ra bên trên dường như có hình ảnh của con gấu trúc. Điều này khiến ông cho rằng viên đá chắc hẳn rất hiếm có và giá trị.

Chuyện người đàn ông nhặt được viên đá hoa văn "gấu trúc" nhanh chóng lan truyền khắp khu vực. Nhiều người chuyên sưu tầm đá quý đã tìm đến tận nơi đặt vấn đề mua lại viên đá, có người còn ra giá 700.000 NDT (hơn 2 tỷ VND) nhưng ông Lâm không bán.

Ông Lâm sau đó mang viên đá đến Hiệp hội Đá quý Trung Quốc để thẩm định. Chuyên gia cho biết, viên đá này là "Bích huyền nham" (hay còn gọi là đá Basanit). Ước tính giá trị không dưới 150 triệu NDT (hơn 500 tỷ VND).

 

Khi biết giá trị thực của viên đá ông Lâm vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Dù vậy ông Lâm đã từ chối mọi lời hỏi mua mà chỉ muốn giữ nó như một món quà của tự nhiên.
Khi biết giá trị thực của viên đá ông Lâm vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Dù vậy ông Lâm đã từ chối mọi lời hỏi mua mà chỉ muốn giữ nó như một món quà của tự nhiên.


Theo tìm hiểu, đá basanit là một loại đá núi lửa thành phần mafic có kiến trúc ẩn tinh (hạt rất nhỏ) đến ban tinh (một số hạt lớn trên nền là các hạt nhỏ); thực chất là bazan chưa bão hòa silica. Thành phần hóa học của đá basanit gồm hàm lượng silica thấp (42 đến 45% SiO2) và chất kiềm cao (3 đến 5,5% Na2O và K2O) so với bazan.

Basanit được tìm thấy ở các lục địa và trên các đảo đại dương. Ví dụ như được sản xuất bởi núi lửa điểm nóng ở Hawaii và các đảo Comoros. Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là "Basanos" có nghĩa là đá thử vàng (đá chạm), được sử dụng để kiểm nghiệm kim loại quý, hợp kim.

Đá bazan là loại đá tiêu biểu cho đá magma cũng như là loại đá phổ biến nhất thế giới. Bazan phổ biến ở những nơi có núi lửa và xung quanh vành đai cung núi lửa. Khối lượng bazan lớn nhất hiện nay được tạo bởi lũ bazan trên đất liền tại các nơi như: British Columbia ở Canada, cao nguyên Sông Columbia của Washington và Oregon, Deccan ở Ấn Độ,…

Đá basanit được sử dụng trong thời kỳ Harappah của nền Văn minh Thung lũng Indus vào năm 2600 - 1900 trước Công nguyên để kiểm tra độ tinh khiết của kim loại mềm. Loại đá này cũng được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại.


https://danviet.vn/nguoi-dan-ong-soc-nang-khi-biet-vien-da-la-minh-nhat-duoc-tri-gia-500-ty-dong-20210827150338657.htm

 Theo Minh Hoa (NĐT/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.