Giải mã cơn "cuồng" vàng của các Pharaoh Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vàng là kim loại được các Pharaoh Ai Cập coi trọng nhất, sử dụng rất nhiều trong cung điện và trang trí lăng mộ.

Pharaoh Ai Cập coi trọng vàng. Ảnh chụp màn hình
Pharaoh Ai Cập coi trọng vàng. Ảnh chụp màn hình


Trang sức bằng vàng ở Ai Cập cổ đại

Theo tờ National Geographic, vào năm 1901, nhà khảo cổ học vĩ đại người Anh Flinders Petrie đã phát hiện ra ở Abydos, trong lăng mộ Pharaoh Djer của Vương triều thứ nhất (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên) một cánh tay xác ướp ai đó đã ném vào một góc.

Cánh tay xác ướp có thể là của một phụ nữ được quấn bằng băng vải lanh. Khi Petrie mở vải bọc ra, bốn chiếc vòng tay lộng lẫy làm bằng vàng, ngọc lam, ngọc bích, và thạch anh tím xuất hiện trước mắt.

Bốn chiếc vòng tay, được bảo quản trong bảo tàng Cairo với tất cả vẻ sáng chói ban đầu của chúng, là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của đồ trang sức bằng vàng ở Ai Cập cổ đại.

Chắc chắn, trong một số ngôi mộ thời trước đó đã tìm thấy những mẫu vàng nhỏ, nhưng vào thời kỳ cổ đại (thời kỳ mà thủ đô của Ai Cập ở Tinis, thuộc Thượng Ai Cập, cho đến thời kỳ vương triều thứ hai), những người thợ kim hoàn Ai Cập mới đạt tới trình độ tuyệt vời.

 

 Kho báu Tanis: Một món quà của Pharaoh Thutmose III cho Tướng Djehuty. Ảnh: Bảo tàng Louvre, Paris.
Kho báu Tanis: Một món quà của Pharaoh Thutmose III cho Tướng Djehuty. Ảnh: Bảo tàng Louvre, Paris.


Trình độ cao này vẫn được duy trì trong những thời kỳ sau đó, thể hiện qua những phát hiện trong kim tự tháp của Pharaoh Sekhemkhet, Vương triều thứ ba và trong lăng mộ của Nữ hoàng Hetepheres của Vương triều thứ tư.

Vào thời điểm đó, người Ai Cập cổ đại đã lấy được vàng trong các mỏ tương đối gần, đặc biệt là ở các wadis (các dòng sông khô) ở sa mạc phía đông của Thượng Ai Cập, phía nam đất nước.

Mãi cho đến thời kỳ Trung Vương quốc, vào cuối thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, vàng bắt đầu được nhập khẩu ồ ạt từ Nubia, thuộc Sudan ngày nay.

Chính sự dồi dào của vàng đã thúc đẩy sở thích về đồ trang sức ở cung điện, trong khi ảnh hưởng nghệ thuật của vùng Cận Đông và Aegean đã truyền cảm hứng cho các hình thức và kỹ thuật đúc vàng mới.

Có thể nói rằng chính vào thời Trung Vương quốc, nghề kim hoàn của Ai Cập đã đạt đến đỉnh cao. Các kho báu được Petrie và Jacques de Morgan khai quật lần lượt tại El Lahun và Dashur, trong các lăng mộ khác nhau của các hoàng hậu và công chúa của Vương triều thứ 12, phản ánh sự hoàn hảo mà nghệ thuật chế tác đồ trang sức đạt được.

Ở Vương quốc Mới, kho báu nổi tiếng của Tutankhamun, Pharaoh của triều đại thứ 18 - giữa thế kỷ 14 trước Công nguyên - thể hiện các khía cạnh nguyên bản về chủ đề và hình thức.

300 năm sau, trong Vương triều 21, các kỹ thuật và họa tiết đã đạt đến độ hoàn hảo. Một ví dụ về điều này là những chiếc bình tuyệt vời được tìm thấy trong lăng mộ của Psusennes I.

Người Ai Cập cổ đại đam mê vàng

Có rất nhiều bằng chứng về niềm đam mê của người Ai Cập đối với vàng.

Một trong những kho báu ngoạn mục nhất là kho báu thời Trung Vương quốc mà nhà khảo cổ học người Pháp Fernand Bisson de La Roque tìm thấy vào năm 1936 trong số những gì còn lại của một ngôi đền được dựng lên để tôn vinh Vua Sesostris I - Pharaoh thứ hai của Vương triều thứ 12 - xuất hiện dưới đống đổ nát của một Đền thờ Greco-La Mã ở thị trấn El-Tod.

Ở độ sâu chưa đầy 1 mét, Bisson de La Rocque bắt gặp một số bức tượng bằng đồng từ Vương triều thứ 12, và ở rất gần đó, ông đã tìm thấy bốn chiếc rương nặng bằng đồng.

Cả trên nắp và trên núm đóng của nó, Bisson có thể đọc tên đăng quang của Amenemhat II - con trai và người kế vị của Senusret I.

Những chiếc rương chứa một kho báu thực sự, gồm vàng, bạc và ngọc lưu ly. Giữa các đồ trang sức và các thỏi bạc, hai trong số những chiếc rương cất giữ 10 thỏi vàng, được đánh số thứ tự từ 1 đến 10, mỗi thỏi nặng 6,505kg.


 

Pharaoh Ahmose đã tặng mẹ mình món đồ trang trí bằng vàng này. Ảnh: Bảo tàng Louvre
Pharaoh Ahmose đã tặng mẹ mình món đồ trang trí bằng vàng này. Ảnh: Bảo tàng Louvre


Kho báu của Tod, mà ngày nay chúng ta có thể thấy trong các bảo tàng ở Cairo và Louvre, thoạt nhìn có thể được hiểu là một ví dụ mẫu mực về tình yêu thương hiếu thảo của Amenemhat II đối với người cha Senusret I của mình, dưới hình thức một món quà vô giá. Tuy nhiên, việc sử dụng vàng có ý nghĩa sâu sắc hơn ở Ai Cập cổ đại.

Trong thời kỳ trước đó, tang lễ hoàng gia là nơi thể hiện sự giàu có đặc biệt với người quá cố, không giới hạn ở việc cung cấp thực phẩm và vật dụng hàng ngày cần thiết cho cuộc sống của người chết sau này.

Ví dụ, nhà khảo cổ học người Pháp Jean-Philippe Lauer đã tìm thấy trong các phòng trưng bày dưới lòng đất của kim tự tháp Vua Djoser, thuộc Vương triều thứ ba, khoảng 40.000 chiếc bình bằng đá được đục đẽo công phu.

Số lượng lớn như vậy khiến chúng ta không thể coi đó là những đồ đựng thức ăn, thức uống đơn thuần để phục vụ người đã khuất.

Được chế tạo bởi những nghệ nhân giỏi nhất thời bấy giờ, những chiếc bình đá vào thời điểm đó là biểu tượng vĩ đại nhất của địa vị xã hội và kinh tế, và truyền tải ý tưởng rằng càng có nhiều bình, quyền lực của chủ nhân càng lớn.

Ý nghĩa tương tự này được mở rộng từ đá gia công sang vàng khi nó trở thành kim loại được ưa chuộng tại triều đình ở thời Trung cổ.

 

https://laodong.vn/the-gioi/giai-ma-con-cuong-vang-cua-cac-pharaoh-ai-cap-937141.ldo

Theo NGỌC VÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.