Mỹ trả lại 27 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỹ vừa trả 27 cổ vật cho Campuchia sau nhiều năm làm việc của các nhà điều tra New York để thu hồi các cổ vật bị buôn lậu.
 

Một số cổ vật được Mỹ trả lại cho Campuchia. Ảnh: manhattanda.org
Một số cổ vật được Mỹ trả lại cho Campuchia. Ảnh: manhattanda.org



Số cổ vật mà Mỹ trả lại Campuchia trị giá khoảng 3,8 triệu USD trong đó có những bức tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo thời Angkor.

Một số cổ vật đáng chú ý như tượng Phật ngồi trên mình rắn Naga, tượng thần Shiva và tác phẩm điêu khắc Phật giáo của Prajnaparamita.

"Việc hồi hương của 27 cổ vật tuyệt vời này để người dân Campuchia khôi phục mối liên hệ quan trọng giữa thời kỳ Angkor cổ đại của đất nước với các phong tục và tín ngưỡng hiện đại, vốn gián đoạn vì lòng tham của những kẻ buôn bán cổ vật bị đánh cắp" - AFP dẫn lời ủy viên công tố quận Manhattan, New York, ông Cy Vance Jr.

Bộ trưởng Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia Phoeurng Sackona cho hay, những cổ vật này là "những linh hồn mất tích" của tổ tiên của đất nước.

Những cổ vật Mỹ trả cho Campuchia nằm trong số gần 400 cổ vật được trả lại cho 10 quốc gia sau cuộc điều tra của đơn vị buôn bán cổ vật của Manhattan và cơ quan điều tra an ninh nội địa Mỹ.

Trong những tháng gần đây, Mỹ đã trả 3 cổ vật cho Nepal, 13 cổ vật cho Thái Lan và 33 cổ vật cho Afghanistan, 12 bảo vật cho Trung Quốc.

Tuần trước, giới chức Mỹ trả lại cho Thái Lan 2 tác phẩm chạm khắc bằng đá nặng 680kg bị đánh cắp cách đây hàng chục năm và từng được trưng bày tại một bảo tàng ở San Francisco.

 

https://laodong.vn/the-gioi/my-tra-lai-27-co-vat-bi-danh-cap-cho-campuchia-919560.ldo

Theo Hải Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.