Phát hiện kỳ quan khảo cổ Trung Quốc của nền văn hóa huyền bí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đồ đồng khai quật ở Di tích Tam Tinh Đôi được xem là kỳ quan khảo cổ Trung Quốc của nền văn hoá huyền bí.

 Các cổ vật bằng đồng ở Di tích Tam Tinh Đôi được xem là kỳ quan khảo cổ Trung Quốc. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN
Các cổ vật bằng đồng ở Di tích Tam Tinh Đôi được xem là kỳ quan khảo cổ Trung Quốc. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN


Bảo tàng Tam Tinh Đôi là một bảo tàng chủ đề hiện đại nằm ở phía đông bắc của Di tích Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) bên bờ sông Yazi ở Quảng Sơn - một thành phố nổi tiếng với lịch sử lâu đời và nền văn hóa huy hoàng.

Theo CGTN, các di tích văn hóa tại Tam Tinh Đôi là di sản văn hóa quý giá của nhân loại, chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học phong phú. Đồ gốm, ngọc bích và đồ đồng khai quật được từ Tam Tinh Đôi cũng phản ánh kỹ thuật sản xuất và nấu chảy tinh xảo của người Thục quốc cổ đại. Trong số đó, đồ đồng khai quật ở Tam Tinh Đôi rất phức tạp về độ thủ công và hình dáng tinh xảo, đạt đến trình độ cao nhất của công nghệ đúc khuôn lúc bấy giờ.

Cây thiên tuế bằng đồng

Trong số những phát hiện khảo cổ, cây thiên tuế khổng lồ bằng đồng chắc chắn là một trong những vật khổng lồ và bí ẩn nhất. Phải mất 8 năm để lắp ráp lại cây bằng đồng cao 3,96 mét hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, cây có thể cao hơn nữa vì ngọn cây của nó vẫn còn thiếu.

 

Cây thiên tuế bằng đồng có chiều cao 3,96 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN
Cây thiên tuế bằng đồng có chiều cao 3,96 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN


Cây có thân chính và đế. Nó giống một cây đại thụ, vươn lên từ đỉnh núi ba mặt. Ở ba tầng trên thân cây là ba nhánh, mỗi nhánh có ba quả. Chín quả này hướng lên trên, mỗi quả có một con chim đứng trên đó. Các chuyên gia tin rằng, nó phản ánh tín ngưỡng thờ thần Mặt trời của người Thục cổ đại.

Tượng đồng

Trong số vô số bức tượng đồng ở Tam Tinh Đôi, người trị vì "cao nhất" là bức tượng khổng lồ bằng đồng cao 260,8 cm. Đây là một trong những đồ đồng được khai quật từ hố tế lễ số 2 của khu khảo cổ Tam Tinh Đôi.


 

Tượng đồng cao 260,8 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN
Tượng đồng cao 260,8 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN


Trong số các bức tượng bằng đồng cổ đại của Trung Quốc, bức tượng được khai quật ở khu khảo cổ Tam Tinh Đôi là bức tượng lớn nhất và lâu đời nhất của loại hình này được tìm thấy cho đến nay. Trang phục lộng lẫy, dáng người cao, thon dài này đứng chân trần trên bệ hình đầu voi, dường như đang cầm một thứ gì đó trên hai tay, giống như một thầy cúng đang thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Người đàn ông bí ẩn này là ai? Với dáng người ngay thẳng và trang phục tinh tế, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một người nổi tiếng. Một số chuyên gia tin rằng, đây là một thầy phù thủy, trong khi những người khác cho hay ông là một vị vua tôn kính. Nhưng bất kể ông ta là ai, bức tượng chắc chắn được sử dụng như một vật nghi lễ.

Bàn thờ đồng

Bản sao của bàn thờ làm từ hơn 100 mảnh đồng được phát hiện trong hố tế lễ số 2 của khu khảo cổ Tam Tinh Đôi. Nó đã bị nghiền nát và đốt cháy một cách có chủ ý khi chôn xuống đất.


 

 Bàn thờ đồng cao 53,3 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN
Bàn thờ đồng cao 53,3 mét, khai quật năm 1986. Ảnh: Bảo tàng Tam Tinh Đôi/CGTN


Các nhà khảo cổ đã mất hai năm để tạo ra bản sao của bàn thờ dựa trên nghiên cứu của họ. Nó bao gồm ba phần: phần đế tròn hình con vật, phần giữa là những người đàn ông đứng cầm cây gậy trên tay và phần đỉnh hình núi chạm khắc hình chim đầu người.

Các chuyên gia cho rằng, cấu trúc ba phần phản ánh sự hiểu biết của người Thục xưa về ba tầng của thế giới: con thú ở dưới cùng tượng trưng cho đất, người ở giữa tượng trưng cho thế giới, trong khi con chim ở trên cùng tượng trưng cho trời.

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-ky-quan-khao-co-trung-quoc-cua-nen-van-hoa-huyen-bi-902578.ldo
 

Theo Song Minh  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.