Nhặt 4 mảnh kim loại giữa đồng, bán được… 125.000 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

4 mảnh kim loại trông như 4 phần bị vỡ ra từ đồ vật cũ đã được phục chế, "hiện nguyên hình" là những báu vật gần 1.900 năm tuổi.

Các vật phẩm được khai quật tại Yorkshire (Anh) bởi 2 người "săn kho báu" nghiệp dư – tức những người dùng máy dò kim loại để hy vọng tìm được cổ vật. Chúng bao gồm một bức tượng bán thân nhỏ đã sứt mẻ, một quả dọi (vật nặng buộc vào đầu dây để tạo thành dây dọi nhằm xác định phương thẳng đứng), một cán dao hình đầu ngựa và một bức tượng người cưỡi ngựa nhỏ.

 

 Các hiện vật được khai quật - Ảnh:James Spark/BNPS
Các hiện vật được khai quật - Ảnh:James Spark/BNPS


Tuy nghe có vẻ khiêm tốn nhưng các vật phẩm đã được các nhà khảo cổ đánh giá là cả một kho báu. Theo Daily Mail, công ty chuyên đấu giá đồ cổ và sản phẩm mỹ nghệ Hansons Auctioneers đã tuyên bố sẽ bán bộ sưu tập nói trên vào ngày 20-5 sắp tới với mức giá lên tới 90.000 bảng Anh (hơn 125.000 USD).
 

Chân dung 2 người dò kim loại may mắn - Ảnh: James Spark/BNPS
Chân dung 2 người dò kim loại may mắn - Ảnh: James Spark/BNPS


Chương trình Cổ vật di động của Bảo tàng Anh (PAS), nơi chuyên tiếp nhận những phát hiện khảo cổ trong dân chúng, đã tiếp nhận, nghiên cứu và phục chế số hiện vật trên trước khi bàn giao cho công ty đấu giá. Bức tượng bán thân có chiều cao 13 cm được xác định là chân dung hoàng đế La Mã Marcus Aurelius. Cả 4 món đồ nói trên đã được chôn cùng nhau trong một nghi lễ tôn giáo La Mã vào khoảng năm 160 sau Công Nguyên, tức gần 1.900 năm về trước.

Với kỹ thuật thời đó, các bức tượng, đồ vật này là một tác phẩm được chế tác công phu và đạt độ tinh xảo đáng nể. Theo ông Adam Staples, người đứng đầu bộ phận lịch sử tại Hansons Auctioneers, chúng có thể là lễ vật dâng lên các vị thần.

Công phát hiện thuộc về 2 "thợ săn kho báu" James Spark và Mark Didlick, trong quá trình dò kim loại trên một cách đồng ở Ryedale, Bắc Yorkshire. Họ sẽ phải chia khoản tiền đấu giá với chủ nhân giấu tên của khu đất nơi các vật phẩm được khai quật.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.