Gia Lai hoàn thành 456 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 10 năm qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức 8 lần kiểm kê và hoàn thành 456 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể.

Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2012. Ảnh: Phương Linh
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Phương Linh

Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30-6-2010 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 10 năm qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức 8 lần kiểm kê và hoàn thành 456 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 214 hồ sơ nghề thủ công truyền thống, 115 hồ sơ ngữ văn dân gian, 71 hồ sơ tập quán xã hội, 46 hồ sơ lễ hội truyền thống, 6 hồ sơ nghệ thuật trình diễn dân gian và 4 hồ sơ tri thức dân gian.

Trong 10 năm qua, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai; Hơmon (sử thi) của người Bahnar các huyện: Đak Đoa, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro; Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui (huyện Phú Thiện) đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.