Nghĩ từ câu chuyện "Người ăn trộm nổi tiếng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian vừa qua, báo chí đưa những hình ảnh đau thương về lũ lụt, sạt lở đất ở miền Trung với nhiều câu hỏi về phá rừng, chặn nguồn làm thủy điện, một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều đó khiến tôi chợt nhớ đến câu chuyện “Người ăn trộm nổi tiếng”.
Chuyện rằng, nước Tề có 1 người họ Quốc rất giàu có. Nước Tống có 1 người họ Hướng rất nghèo. Người họ Hướng lặn lội sang nước Tề hỏi người họ Quốc về cách làm giàu. Người họ Quốc bảo: “Ta chỉ khéo ăn trộm thôi. Ban đầu, ta ăn trộm 1 năm thì đủ dùng, 2 năm thì có dư, 3 năm thì giàu có. Từ đó, ta đem của cải một phần đi cứu giúp người nghèo và trả lại một phần cho những nơi mà ta ăn trộm”.
Người họ Hướng nghe xong thì rất vui mừng. Nhưng khốn nỗi, anh ta chỉ nghe được câu chuyện ăn trộm mà không hiểu cách ăn trộm ra sao. Khi trở về nước, người họ Hướng bèn nghĩ cách ban đêm trèo tường vào nhà người ta lấy trộm. Anh ta ăn trộm không lâu thì bị bắt quả tang, bao nhiêu của cải lấy trộm được bị tịch thu sạch.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi ra tù, anh chàng họ Hướng bèn đi tìm người ăn trộm họ Quốc để trách mắng. Người họ Quốc hỏi: “Anh ăn trộm như thế nào?”. Người họ Hướng bèn kể lại cách ăn trộm của mình. Nghe xong, người họ Quốc bèn nói: “Cách ăn trộm của anh sai lầm đến thế ư? Nay tôi bảo cho anh biết: Trời có bốn mùa. Đất có sản vật. Thứ mà tôi ăn trộm là bốn mùa của trời, sản vật của đất. Tôi đi cấy lúa trồng cây, xây tường làm nhà. Trên cạn thì tôi nuôi chim thú dưới nước thì tôi giăng lưới bắt tôm cá, rùa, ba ba… Nào hoa màu, cây cối, đất cát, chim muông, tôm cá, ba ba… là của trời sinh ra cả, nào có phải của ta đâu. Mình dù có săn bắt nuôi trồng thì cũng phải tuân theo lẽ trời, không làm tổn hại đến trời, đến biển, đến đất đai… Còn như vàng bạc, của cải trong nhà người ta là của riêng người ta. Anh ăn trộm những thứ của riêng người khác mang phải tội là đúng, còn trách ai chứ?!”.
Câu chuyện của người ăn trộm nổi tiếng họ Quốc có từ 2.500 năm trong luận thuyết của Lão Tử.
Ngày nay, phải chăng chúng ta cũng đã học cách “ăn trộm” của người họ Quốc là nuôi trồng cấy hái, khai thác mọi thứ trên đất đai, trời biển, nhưng hình như nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ cái cách làm giàu mà quên đi sau khi “ăn trộm” của trời đất để trở nên giàu có, rồi không làm cái việc mà anh chàng họ Quốc đã làm là phải tuân theo lẽ trời, phải trả lại một phần cho những nơi mà ta lấy trộm và chia một phần cho người nghèo.
Một số nơi khai thác cạn kiệt tài nguyên nhưng sau đó không đầu tư để trồng lại cây, cấy lại cỏ, không đầu tư để bảo vệ môi trường, bảo vệ cho trời đất được trong lành, cho môi trường sống được hài hòa. Như vậy có khác chi cách lấy trộm của anh chàng họ Hướng đâu! Như vậy thì làm sao chúng ta có được chất lượng cuộc sống hàng ngày tốt đẹp được! 
DƯƠNG KỲ ANH

Có thể bạn quan tâm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.
Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.