Dừng khai ấn đền Trần và hãy dừng các lễ hội khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm. Chỉ có một vài bô lão tổ chức nghi lễ để dâng hương tưởng nhớ các Vua Trần và sẽ không tiếp khách tới xin ấn vào ngày 14 tháng Giêng.

 

Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm.
Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm.


Đây là một quyết định rất đúng của chính quyền tỉnh Nam Định. Trong tình hình dịch COVID-19 đang “lăm le” quay lại tấn công chúng ta hiện nay, mọi hành động cảnh giác đều không thừa.

Ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước được tổ chức vào đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Người dân khắp nơi đổ về, và chúng ta từng chứng kiến biển người chen lấn, giẫm đạp, xông vào đền để lấy ấn, có thể nói là “cướp ấn”. Nếu tổ chức lễ Khai ấn như mọi năm thì chắc chắn sẽ đông người tham gia, nếu như có người dương tính với SARS-CoV-2 thì vỡ trận là cái chắc.

Và không chỉ với lễ Khai ấn đền Trần, còn nhiều lễ hội khác thu hút đông người tham gia như hội gò Đống Đa, hội chùa Hương, hội Cổ Loa, hội Lim, hội đền Hùng... cũng nên xem xét tạm dừng tổ chức trong năm nay. Tạm dừng một mùa vui chơi, nhưng để ngăn chặn dịch bệnh, yên ổn cho cả năm, cho nhiều năm để làm ăn, thì cũng nên lựa chọn.

Có một thực tế chúng ta phải đối mặt, đó là rất nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Họ đến từ nhiều nước, từ nhiều ngõ ngách trên đường bộ, đường sông và đường biển. Các lực lượng chức năng đã bắt giữ được một số trường hợp, nhưng không thể biết được có bao nhiêu trường hợp đã lọt qua biên giới. Cũng không thể biết được có bao nhiêu người trong số đó dương tính với SARS-CoV-2.

Và thử hình dung, những người có mặt trong các lễ hội chen chúc cả vạn người. Lúc đó biết lần đâu ra F0 và các loại F, chúng ta sẽ mất kiểm soát về truy vết dịch tễ, công sức phòng dịch năm 2020 coi như đổ sông bể.

Nếu muốn giữ một hoạt động văn hóa dân gian, trong đó có yếu tố tâm linh, tín ngưỡng thì giảm quy mô, thay đổi hình thức. Ví dụ như không tổ chức lễ Khai ấn nhưng có vài bô lão thực hiện nghi lễ để dâng hương tưởng nhớ các vua Trần. Các địa phương nên tham khảo, vẫn giữ được nghi lễ truyền thống, phong tục tập quán, và vẫn đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.

Chúng ta đã kiểm soát được dịch COVID-19, nhưng không thể chủ quan. Hãy đồng lòng như từng đồng lòng, hãy quyết tâm như từng quyết tâm, hãy cảnh giác như từng cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19.

“Mục tiêu kép” không chỉ đặt ra cho năm 2020, mà tiếp tục cho năm 2021. Muốn đạt được mục tiêu dài hơi thì phải hy sinh những chuyện vui chơi tạm thời.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-khai-an-den-tran-va-hay-dung-cac-le-hoi-khac-874785.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.