Độc đáo lễ cưới truyền thống của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với đồng bào dân tộc Jrai, việc cưới hỏi có những quy ước rất chặt chẽ, được thể hiện thông qua các nghi lễ, nghi thức, dần trở thành một nét văn hóa đặc sắc được giữ gìn cho đến ngày nay. 
Trong Tuần lễ Văn hóa-Du lịch TP. Pleiku năm 2020, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, các nghệ nhân phường Đống Đa đã tiến hành phục dựng lễ cưới truyền thống của người Jrai. Đây là nghi lễ quan trọng, phản ánh vai trò của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và thể hiện một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Jrai.
Để chuẩn bị tổ chức đám cưới thì hai bên gia đình đều chuẩn bị lễ vật của mình gồm: gà, rượu, cơm lam, vòng đồng, khăn thổ cẩm…
Người làm mai mối chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.
Đám cưới được tổ chức bên nhà rông - không gian sinh hoạt chung mỗi làng.
Để tổ chức đám cưới, hai bên gia đình đều chuẩn bị lễ vật của mình gồm: gà, rượu, cơm lam, vòng đồng, khăn thổ cẩm…
Cô dâu, chú rể trong trang phục dân tộc lộng lẫy trong ngày cưới.
Đám cưới được tổ chức bên nhà rông-không gian sinh hoạt chung của làng.
Già làng Ksor Hnao thực hiện nghi thức cúng ở cây nêu trước khi diễn ra đám cưới.
Cô dâu, chú rể mặc trang phục dân tộc trong ngày cưới.
Già làng Ksor Hnao (bên phải) khấn thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người Jrai cầu chúc hạnh phục cho đôi bạn trẻ.
Già làng thực hiện nghi thức cúng ở cây nêu trước khi diễn ra đám cưới.
Cô dâu và chú rể trao vòng tay bằng đồng biểu tượng của sự thủy chung.
Già làng khấn thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người Jrai để cầu chúc hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.
Cô dâu và chú rể cùng uống chung trong ché rượu mừng hạnh phúc.
Cô dâu và chú rể trao vòng tay bằng đồng-biểu tượng của sự thủy chung.
Chú rể và cô dâu mời rượu chúc sức khỏe, tạ ơn Già làng và bậc sinh thành.
Cô dâu và chú rể cùng uống chung trong ché rượu mừng hạnh phúc.
Đôi vợ chồng trẻ đứng cạnh nhau và mời rượu những người đã đến chung vui hạnh phúc với hai họ.
Chú rể và cô dâu mời rượu chúc sức khỏe, tạ ơn già làng và bậc sinh thành.
Sau những nghi lễ trang nghiêm của hôn lễ, khách mời cùng vui vẻ chung vui trong ngày trọng đại.
Đôi vợ chồng trẻ mời rượu những người đến chung vui hạnh phúc với họ.
Hai họ cùng hòa chung điệu múa trong tiếng chiêng trống rộn rã mừng hạnh phúc.
Sau những nghi lễ trang nghiêm của hôn lễ, khách mời nhảy múa chung vui trong ngày trọng đại.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.