Đào đường, lọt vào "kho báu" tráng lệ hơn 2.000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một kho báu khảo cổ vĩ đại, có thể xuất hiện trước Công nguyên, đã được các công nhân vô tình phát hiện khi họ đang thi công một đường hầm ở Israel.

Theo Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel, trong quá trình đào đường hầm mới phục vụ cho công trình giao thông, các công nhân đã nhận thấy mình lọt vào một hang động bí ẩn dưới lòng đất, nơi có các kiến trúc rất đẹp. Hóa ra, đó là cả một kho báu khảo cổ khổng lồ, nguyên vẹn đến khó tin.
 

 Toàn cảnh công trường khai quật nhà tắm nghi lễ - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Toàn cảnh công trường khai quật nhà tắm nghi lễ - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Trung tâm của cụm kiến trúc là một phòng tắm nghi lễ cực kỳ rộng, được trang hoàng lộng lẫy. Nó được gọi là "mikveh:, thường được dùng trong Thời kỳ đền thờ thứ hai (năm 516 trước Công Nguyên đến năm 70 sau Công Nguyên. Khu vực khai quật là chân núi Olives, nơi có "khu vườn Gethsemane" nổi tiếng được nhắc đến trong Kinh Thánh.
 

Một bức tường đang được cẩn thận khai quật để không làm hỏng các chi tiết - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Một bức tường đang được cẩn thận khai quật để không làm hỏng các chi tiết - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Thờ kỳ đó, tắm được coi là một hình thức thanh tẩy trước đấng tối cao, vì thế các nhà tắm nghi lễ này luôn được đặt ở các vị trí quan trọng, xây dựng kiên cố và xa hoa nhất có thể. Quá trình khai quật chỉ mới bắt đầu, nhưng các nhà khảo cổ tin rằng mình vừa tìm được một kho báu khảo cổ lớn. Một số nhà tắm nghi lễ khác từng được khai quật khắp nơi ở Israel, đem về vô số cổ vật quý giá gồm những phù điêu tinh xảo, những đồ gốm đắt giá, thậm chí nhiều viên gạch được làm bằng vàng.

Theo Acient Origins, ngay gần vị trí phát hiện nhà tắm nghi lễ này, một nhóm khảo cổ khác đang tích cực khai quật một địa điểm khảo cổ lớn khác là nhà thờ Byzantine 1.500 tuổi.

 

 Tại nơi khai quật nhà thờ Byzantine gần đó - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Tại nơi khai quật nhà thờ Byzantine gần đó - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Nhà thờ này được đế chế huyền thoại sử dụng trong 2 thế kỷ và nhiều phần vẫn bền vững dù bị thờ gian chôn vùi.
 

Theo ANH THƯ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.