Phục dựng lễ cúng mừng lúa mới của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 27-11, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai tại thôn Ama H'Lăk (xã Chư Mố). 
Mừng lúa mới là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai tại Ia Pa sau khi thu hoạch mùa màng nhằm tạ ơn Yàng trời, Yàng đất, Yàng nước đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để bà con chung vui thành quả lao động của chính mình và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận gió hòa. 
Nghi lễ mừng lúa mới gồm 3 phần: mời hồn lúa về kho, báo tin với tổ tiên và báo với Yàng Chư Mố. Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân làng quây quần bên ché rượu cần chung vui cùng gia chủ và hòa mình vào âm thanh cồng chiêng và điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ:
1.Thiếu nữ Jrai giã, sàng gạo chuẩn bị cho lễ cúng lúa mới. Lúa đem giã để cúng tạ ơn Giàng được chọn từ đám ruộng tốt nhất, hạt mẩy, chắc đều.
Thiếu nữ Jrai giã gạo chuẩn bị cho lễ cúng lúa mới. Lúa đem giã để cúng tạ ơn Yàng được chọn từ đám ruộng tốt nhất, hạt mẩy, chắc đều.
Già làng thực hiện nghi lễ cúng. Lễ vật gồm heo, gà và rượu ghè. Người Jrai cho rằng, các vị thần linh cũng có tình cảm như con người. Vì vậy cúng thần càng nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự g
Già làng thực hiện nghi lễ cúng. Lễ vật gồm heo, gà và rượu ghè. Người Jrai cho rằng, các vị thần linh cũng có tình cảm như con người. Vì vậy, cúng thần càng nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ và che chở.
3.Người phụ nữ-người chủ gia đình trong chế độ mẫu hệ của người Jrai-rót rượu mời thầy cúng cùng già làng trong nghi lễ báo tin với tổ tiên.
Người phụ nữ chủ gia đình rót rượu mời thầy cúng cùng già làng.
Già làng vừa khấn vừa mang lễ vật về kho để rước hồn lúa về chòi.
Già làng vừa khấn vừa mang lễ vật về kho để rước hồn lúa.
Khách mời cùng bà con dân làng uống rượu ghè chung vui với chủ nhà. Nhà nào đông khách coi như là niềm vinh dự, hứa hẹn vụ mùa tới bội thu.
Khách mời cùng dân làng uống rượu ghè chung vui với chủ nhà. Nhà nào đông khách coi như là niềm vinh dự, hứa hẹn vụ mùa tới bội thu.
Sau khi tổ chức xong phần lễ, phần hội bắt đầu với nhịp điệu cồng chiêng rộn ràng. Chủ, khách tay trong tay hòa mình trong điệu xoang uyển chuyển, cùng chúc nhau mùa tới lúa đầy bồ, bò đầy chuồng, cuộc sống ấm
Sau khi tổ chức xong phần lễ, phần hội bắt đầu với nhịp điệu cồng chiêng rộn ràng. Chủ và khách tay trong tay hòa mình trong điệu xoang uyển chuyển, cùng chúc nhau mùa tới lúa đầy bồ, bò đầy chuồng, cuộc sống ấm no.
Theo ông Lê Hữu Hưng-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa-Việc phục dựng lại nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS
Theo ông Lê Hữu Hưng-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa, việc phục dựng nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
VŨ CHI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.