Bảo tàng Áo dài tiếp nhận áo dài các nhà giáo, nghệ nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 14-11, Bảo tàng Áo dài (TP.HCM) tiếp nhận áo dài của các nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa có đóng góp cho xã hội. Nhà giáo Nguyễn Bình Minh, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, vận động viên Hồng Lợi đã có chia sẻ điều thú vị về áo dài hiến tặng.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài chia sẻ câu chuyện gắn với chiếc áo dài hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài chia sẻ câu chuyện gắn với chiếc áo dài hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Đây là một trong những hoạt động của Bảo tàng Áo dài hướng tới ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11, cũng như hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2020 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức.

Bảo tàng Áo dài tổ chức tiếp nhận 7 chiếc áo dài của nhà giáo Nguyễn Bình Minh; nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, giám đốc Nhà xuất bản Thế giới Trần Đoàn Lâm, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, nguyên cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thành, vận động viên Paragames Hồng Lợi - nhà thiết kế Tường Nghĩa.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên tặng bảo tàng chiếc áo dài bà từng mặc tháp tùng cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 9-2018.

Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga tặng chiếc áo dài bà từng mặc tháp tùng cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 7-2015.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, giám đốc Bảo tàng Áo dài, cho biết: "Công tác sưu tầm hiện vật là một trong những hoạt động bền bỉ của Bảo tàng Áo dài trong nhiều năm qua, trong đó có sưu tầm áo dài di sản văn hóa phi vật thể.

Mỗi chiếc áo dài gắn liền với câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp hoặc những kỷ niệm sâu sắc của chủ nhân sở hữu chúng nên việc thuyết phục họ hiến tặng áo dài là điều không dễ. Tuy nhiên với sự bền bỉ, kiên trì của nhân viên bảo tàng và ý nghĩa của việc sưu tầm nên các nghệ nhân, các nhà giáo đã "siêu lòng" hiến tặng cho bảo tàng trưng bày".


 

Áo dài của các nhà văn hóa Nguyễn Phương Nga, Đặng Thị Bích Liên, Trần Đoàn Lâm, Nguyễn Thị Kim Thành (từ trái qua) hiến tặng bảo tàng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Áo dài của các nhà văn hóa Nguyễn Phương Nga, Đặng Thị Bích Liên, Trần Đoàn Lâm, Nguyễn Thị Kim Thành (từ trái qua) hiến tặng bảo tàng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Dịp này, những người yêu áo dài có dịp giao lưu, chia sẻ với nhà giáo Nguyễn Bình Minh, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, vận động viên Paragames Hồng Lợi và nhà thiết kế Tường Nghĩa.

Nhà giáo Nguyễn Bình Minh còn được biết đến là nghệ sĩ dương cầm, phong cầm... Bà thường chọn áo dài mặc đi dạy và các sự kiện quan trọng. Điều đặc biệt những chiếc áo dài bà mặc đều do bà tự tay may. Chiếc áo dài đầu tiên bà tự may vào năm 12 tuổi.

Nghệ nhân Hồng Oanh là người tâm huyết với văn hóa dân gian. Bà đi khắp nơi để sưu tầm các làn điệu ví, dặm bị thất truyền, mang về phục dựng, biểu diễn mỗi khi có dịp và sẵn sàng truyền dạy dân ca cho thế hệ sau.

Chiếc áo tứ thân, áo dài gắn liền với bà mỗi khi lên sân khấu. Biết được bảo tàng sưu tập áo dài trưng bày, bà đã tặng đến 4 chiếc gắn liền với sự nghiệp của mình.

Còn chiếc áo dài vận động viên Paragames Hồng Lợi hiến tặng là chiếc áo dài anh may tặng người yêu và giờ là vợ anh, nhà thiết kế Tường Nghĩa.

 

Vận động viên Paragames Hồng Lợi giao lưu với bạn trẻ yêu thích áo dài - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Vận động viên Paragames Hồng Lợi giao lưu với bạn trẻ yêu thích áo dài - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh chia sẻ kỷ niệm gắn với chiếc áo hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM
Nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh chia sẻ kỷ niệm gắn với chiếc áo hiến tặng - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Theo HOÀI PHƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.