Xây cầu vượt, lạc vào thế giới nghi lễ… tắm thần bí 2.000 năm trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một công trình kiến trúc tráng lệ đại diện cho nghi lễ cổ xưa đã lộ ra khi các công nhân Israel đào sâu xuống đất để đặt nền móng cho cột cầu vượt.

Đơn vị tiếp quản hiện trường – Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) – cho biết đó là một phòng tắm nghi lễ có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi, gọi là "mikveh".

 

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh công trình nhà tắm nghi lễ đồ sộ và tráng lệ 2.000 năm tuổi - ảnh: IAA
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh công trình nhà tắm nghi lễ đồ sộ và tráng lệ 2.000 năm tuổi - ảnh: IAA


Tiến sĩ Abd Elghani Ibrahim và tiến sĩ Walid Atrash từ IAA cho biết phòng tắm nằm trong khuôn viên một trang trại cổ đại được sử dụng vào cùng niên đại. Điều này cho thấy chủ nhân của trang trại là người Do Thái. Nghi lễ tắm là một phần trong đời sống tôn giáo của họ, như một hình thức thanh tẩy, giúp duy trì sự trong sạch theo "điều răn của Torah".

Do ý nghĩa sâu xa đó, các buồng tắm kiểu này luôn được xây dựng hết sức vĩ đại, trang trí công phu và được coi như một phần không thể thiếu ở những người dân có lối sống nề nếp và coi trọng truyền thống.

Phòng tắm mikveh mới được phát hiện có phần chính là một bồn tắm lớn như bể bơi, với tổng khối lượng công trình khoảng 57 tấn.

Việc phát hiện ra trang trại cổ đại nơi công trình này tọa lạc cũng giúp các nhà khảo cổ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử định cư xa xưa của Israel. Các bằng chứng cho thấy trang trại đã bị một trận động đất phá hủy khoảng 1.700 năm trước.

IAA dự định sẽ tách các phần của buồng tắm được chạm khắc như những tác phẩm nghệ thuật ra khỏi khối đá lớn làm nền móng cho toàn bộ công trình và lắp ghép lại ở một địa điểm khác để bảo tồn. Phần đất nơi nhà tắm hiện tọa lạc sẽ được san lấp để cây cầu vượt được tiếp tục xây dựng. Đó là một phần của dự án nút giao thông đường cao tốc đang được khẩn trương hoàn thành.

Theo Anh Thư (NLĐO/Sci-News)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.