Phát hiện sai sót bất ngờ của Kim tự tháp Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kim tự tháp Ai Cập hoàn hảo đến kinh ngạc, nhưng các nhà nghiên cứu có thể đã xác định được "sai sót" trong cấu trúc của nó.

Kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Getty Images
Kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Getty Images


Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập từ lâu đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc về độ chính xác hoàn hảo của nó, mặc dù được xây dựng cách đây hơn 4.500 năm. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu có thể đã xác định được "sai sót" trong cấu trúc của Kim tự tháp Giza.

Là một trong 7 kỳ quan thế giới, Đại Kim tự tháp Giza (còn gọi là Kim tự tháp Khufu hay Kheops) được xây dựng từ khoảng 2,3 triệu khối đá vôi và đá granite có khối lượng từ 2 - 50 tấn.

Các khối đá được chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m), chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá, tuy như vậy, nhưng nó vẫn được tính toán để chịu được sự giãn nở nhiệt, và thậm chí cả những trận động đất.

Đã có nhiều giả thuyết khác nhau về kỹ thuật xây dựng của Đại Kim tự tháp, nhưng hầu hết các giả thuyết được chấp nhận đều dựa trên ý tưởng rằng nó được xây dựng bằng cách di chuyển những tảng đá khổng lồ từ một mỏ đá, sau đó kéo và nâng chúng vào vị trí.

Khi công việc hoàn thành, Kim tự tháp được bao bọc trong lớp đá vôi trắng mà sau nhiều năm đã bị loại bỏ, có thể sẽ được sử dụng cho các công trình khác.

 

Nghiên cứu những khối đá vôi có thể cung cấp câu trả lời cho việc xây dựng tháp. Ảnh: Getty Images
Nghiên cứu những khối đá vôi có thể cung cấp câu trả lời cho việc xây dựng tháp. Ảnh: Getty Images


Nhưng khi các nhà nghiên cứu từ Quỹ nghiên cứu Glen Dash có trụ sở tại Mỹ và Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại (AERA) nghiên cứu cấu trúc ban đầu, họ đã xác định được một "lỗ hổng" trong công trình Đại Kim tự tháp - tờ Express đưa tin.

Người đứng đầu Quỹ Glen Dash cho biết, hầu hết những viên đá vỏ bọc đó đã bị loại bỏ từ nhiều thế kỷ trước để làm vật liệu xây dựng, để lại Kim tự tháp như chúng ta thấy ngày nay, không có lớp vỏ ban đầu.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được 84 điểm trên Kim tự tháp nơi các viên đá bên ngoài có khả năng từng ở đó. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ba mặt của Kim tự tháp đã từng dài từ 230,295 mét đến 230,373 mét, nhưng cạnh phía tây dài từ 230,378 mét đến 230,436 mét - có nghĩa là nó đã lệch đi khoảng 14,1cm.

Điều này khiến nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "phần đế không hoàn toàn vuông vức", nhưng, mặc dù vậy, họ vẫn bối rối về việc làm thế nào những người thợ cổ đại đạt đến mức hoàn hảo đến vậy.

Người đứng đầu Quỹ Glen Dash nói thêm rằng, dữ liệu cho thấy người Ai Cập sở hữu những kỹ năng vượt trội so với thời của họ. Thiết kế của Kim tự tháp khiến cả những kiến trúc sư tài năng nhất hiện nay cũng phải khâm phục. Kim tự tháp là đề tài nghiên cứu, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong cả trăm năm nay.

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-sai-sot-bat-ngo-cua-kim-tu-thap-ai-cap-847407.ldo

Theo Song Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.