Độc đáo nhà gỗ trăm cột, trăm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà gỗ trăm cột ở Đồng Tháp vẫn sừng sững, cổ kính với thời gian.
 

Ngôi nhà cổ trăm cột tọa lạc tại ấp Tây (xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) do cụ Lê Minh Tồn (78 tuổi) chăm lo, giữ gìn.
Ngôi nhà cổ trăm cột tọa lạc tại ấp Tây (xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) do cụ Lê Minh Tồn (78 tuổi) chăm lo, giữ gìn.
Từ phía xa, ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo, cổ kính, nằm khuất sau những rặng cây xanh mát.
Từ phía xa, ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo, cổ kính, nằm khuất sau những rặng cây xanh mát.
 Cụ Tồn là cháu đời thứ tư của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn) - người xây cất ngôi nhà này. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở.
Cụ Tồn là cháu đời thứ tư của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn) - người xây cất ngôi nhà này. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở.
 Ngôi nhà một nhóm thợ đến từ làng nghề chạm khắc mộc nổi tiếng ở Huế xây dựng và trang trí. Để hoàn thiện công trình, nhóm thợ đã bỏ ra 3 năm ròng rã.
Ngôi nhà một nhóm thợ đến từ làng nghề chạm khắc mộc nổi tiếng ở Huế xây dựng và trang trí. Để hoàn thiện công trình, nhóm thợ đã bỏ ra 3 năm ròng rã.
Kiểu nhà trăm cột này vẫn được dân gian gọi là nhà chữ đinh trăm cột, vì có 100 cây cột đỡ mái ngói. Mặt chính nhà quay về hướng đông bắc, mái lợp ngói âm dương.
Kiểu nhà trăm cột này vẫn được dân gian gọi là nhà chữ đinh trăm cột, vì có 100 cây cột đỡ mái ngói. Mặt chính nhà quay về hướng đông bắc, mái lợp ngói âm dương.
 7 Bộ khung nhà được kết cấu rất vững chãi, các cột làm bằng gỗ căm xe nên rất chắc chắn. Từng cột được xếp thành hàng dài song song theo chiều dọc và chiều ngang đứng chịu lực, ráp nối khít với thân kèo, đòn tay.
Bộ khung nhà được kết cấu rất vững chãi, các cột làm bằng gỗ căm xe nên rất chắc chắn. Từng cột được xếp thành hàng dài song song theo chiều dọc và chiều ngang đứng chịu lực, ráp nối khít với thân kèo, đòn tay.
Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu.
Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu.
Không gian mặt tiền phía trong ngôi nhà là nơi trang trọng nhất. Ở đây, chủ nhà sắp đặt, trang hoàng trang nghiêm, sang trọng kết hợp hài hòa giữa việc sắp xếp, bài trí nơi thờ phụng, bộ 4 ghế được khảm xà cừ đẹp mắt, tranh liễn, đèn trang trí...
Không gian mặt tiền phía trong ngôi nhà là nơi trang trọng nhất. Ở đây, chủ nhà sắp đặt, trang hoàng trang nghiêm, sang trọng kết hợp hài hòa giữa việc sắp xếp, bài trí nơi thờ phụng, bộ 4 ghế được khảm xà cừ đẹp mắt, tranh liễn, đèn trang trí...
 “Để tính số lượng cột cũng rất dễ, chỉ cần đếm số cột ngang 10 cột, chiều dài vô 10 cột rồi cứ thế nhân lên là ra 100 cột. Nhưng do thời gian những hàng cột nhỏ chịu nắng mưa, xuống cấp. Một phần cột cũng bị dỡ bỏ vì khá rườm rà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy, căn nhà hiện chỉ còn 80 cột” - cụ Tồn chia sẻ.
“Để tính số lượng cột cũng rất dễ, chỉ cần đếm số cột ngang 10 cột, chiều dài vô 10 cột rồi cứ thế nhân lên là ra 100 cột. Nhưng do thời gian những hàng cột nhỏ chịu nắng mưa, xuống cấp. Một phần cột cũng bị dỡ bỏ vì khá rườm rà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy, căn nhà hiện chỉ còn 80 cột” - cụ Tồn chia sẻ.

https://dulich.laodong.vn/diem-den/doc-dao-nha-go-tram-cot-tram-tuoi-842078.html

 

Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.