Vén màn bí mật chất lỏng kỳ lạ ở mộ cổ Trung Quốc 2.000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chất lỏng bí ẩn trong một ngôi mộ cổ Trung Quốc đã được các nhà khoa học vén màn bí mật.

Phân tích chất lỏng bí ẩn trong chiếc bình đồng ở ngôi mộ cổ Trung Quốc. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp
Phân tích chất lỏng bí ẩn trong chiếc bình đồng ở ngôi mộ cổ Trung Quốc. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp



Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã vén màn bí mật về chất lỏng bí ẩn được phát hiện trong chiếc bình đồng trong quá trình khai quật ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi - Tân Hoa xã đưa tin.

Nghiên cứu cho thấy trong bình có chứa thuốc ngâm rượu. Theo các chuyên gia, hỗn hợp này được sử dụng để cầm máu và giảm viêm.


 

Chiếc bình đồng chứa 3 lít chất lỏng bí ẩn được tìm thấy trong mộ cổ. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chiếc bình đồng chứa 3 lít chất lỏng bí ẩn được tìm thấy trong mộ cổ. Ảnh: Tân Hoa Xã



Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để có thêm thông tin về nguyên liệu thô chế ra đồ uống và quy trình sản xuất nó.

Ngôi mộ cổ được phát hiện trong quá trình tái thiết một khu ổ chuột ở Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào tháng 5 năm nay.

Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ, các chuyên gia cho rằng ngôi mộ được xây dựng vào thời cuối Tần (221-207 trước Công nguyên) và đầu thời Tây Hán (trước năm thứ 8 sau Công nguyên).


 

 Khai quật ngôi mộ cổ ở Tam Môn Hiệp. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp
Khai quật ngôi mộ cổ ở Tam Môn Hiệp. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp



Trong chiếc bình đồng hình thiên nga được khai quật từ ngôi mộ cổ có chứa hơn 3 lít chất lỏng không xác định. Quá trình khai quật còn thu thập được một chiếc mũ đồng, một chiếc chậu đồng và những thanh kiếm bằng sắt và ngọc.

Chất lỏng trong bình thiên nga có màu vàng nâu, lẫn tạp chất. Mẫu chất lỏng đã được gửi đến Bắc Kinh để kiểm tra.

Theo các nhà khảo cổ, chủ nhân của ngôi mộ có thể là vị quan nhỏ.


 

Một số cổ vật được tìm thấy trong mộ cổ. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp
Một số cổ vật được tìm thấy trong mộ cổ. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp


Ông Zhu Xiaodong, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ và Di tích văn hóa Tam Môn Hiệp, ​​cho biết, đây là chiếc bình đồng đầu tiên thuộc loại này từng được phát hiện ở Tam Môn Hiệp.

Các nhà khảo cổ đã mời một bác sĩ thú y cao cấp để giúp xác định hình dạng của con thiên nga.

Gao Ruyi, bác sĩ thú y cao cấp của Tam Môn Hiệp, ​​cho biết, thiết kế giống hình dáng một con thiên nga câm, nói thêm rằng mỏ thiên nga dài hơn mỏ ngỗng.

Các nhà khảo cổ phỏng đoán, những người thợ thủ công cổ đại có thể đã quan sát kỹ những con thiên nga để tạo ra chiếc bình có hình dạng giống như thật.


 

Phân tích chất lỏng trong chiếc bình đồng của ngôi mộ cổ. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp
Phân tích chất lỏng trong chiếc bình đồng của ngôi mộ cổ. Ảnh: Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp


Ông Zhu nói: “Chúng tôi có thể mạnh dạn ước tính rằng thiên nga có thể đã xuất hiện ở Tam Môn Hiệp vào cuối triều đại nhà Tần và đầu triều đại nhà Hán”.

Tam Môn Hiệp đã nhận được những con thiên nga từ Siberia vào mùa đông kể từ những năm 1980. Người dân địa phương rất thích loài chim duyên dáng và tự nguyện nuôi chúng.

Nằm giữa Tây An và Lạc Dương, hai cố đô trong lịch sử Trung Quốc, Tam Môn Hiệp từng đóng vai trò là huyết mạch giao thông và quân sự. Kết quả là thành phố có nhiều di tích lịch sử.

https://laodong.vn/the-gioi/ven-man-bi-mat-chat-long-ky-la-o-mo-co-trung-quoc-2000-nam-tuoi-838367.ldo
 

Theo SONG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.