"Tàu ma" đầy hài cốt Maya trong truyện dân gian bất ngờ hiện hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện truyền miệng gần 2 thế kỷ về những chiến binh Maya thất trận, bị mất tích trên biển đã dẫn các nhà khảo cổ đến một xác "tàu ma" mà hàng thế hệ tìm kiếm trong vô vọng.
Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) vừa tuyên bố một xác "tàu ma" họ tìm thấy ở vùng nước nông thuộc bán đảo Yucatan chính là "La Unión", con tàu mà con cháu của người Maya gần 2 thế kỷ nay vẫn mong tìm kiếm.

Thợ lặn của INAH tiếp cận xác
Thợ lặn của INAH tiếp cận xác "tàu ma" - ảnh: INAH/AP
Tiến sĩ Helena Barba Meinecke từ INAH cho biết cuộc tìm kiếm bắt nguồn từ câu chuyện của cư dân Sisal, thuộc bán đảo Yucatan. Theo nhiều người, ông bà và cụ cố của họ, là những người mang dòng máu của tộc người Maya huyền thoại, luôn kể về một con tàu chạy bằng hơi nước mất tích trên biển, cướp đi sinh mạng của nhiều chiến binh Maya trong "Chiến tranh của các lâu đài", cuộc xung đột hàng thập kỷ trong đó người Mexico da trắng áp bức người bản địa.
Những chiến binh thất trận, là dân địa phương, cùng một số người liên quan đã bị đưa lên nhiều chuyến tàu, bán sang nước ngoài làm nô lệ với giá rẻ mạt. Trong đó có con tàu La Unión định mệnh, với thủy thủ đoàn gồm 80 người và hơn 60 nô lệ. Chỉ một nửa trong số đó sống sót.

Một góc độ khác của xác tàu. Nó đã bị hư hại nặng nề sau 170 năm bị biển khơi giam cầm - ảnh: EPA
Một góc độ khác của xác tàu. Nó đã bị hư hại nặng nề sau 170 năm bị biển khơi giam cầm - ảnh: EPA
Một ngư dân đã dẫn nhóm khảo cổ đến khu vực mà truyện dân gian chỉ ra rằng con tàu đã bị chìm, nhưng suốt nhiều thế hệ không ai tìm thấy. Lần này, khoa học đã may mắn. Năm 2017, những mảnh vỡ đầu tiên được phát hiện và được thu thập, phân tích cho đến nay. Nguyên nhân tàu đắm có thể là nồi hơi phát nổ.
Theo tiến sĩ Meinecke, con tàu được tìm thấy ở nơi khó ngờ đên: cách cảnh Sisal đông đúc chỉ 3,7 km và ở độ sâu chỉ 7 m. Đó là một chiếc tàu hơi nước có mái chèo. Theo các nhà khảo cổ, phát hiện này là rất có ý nghĩa với cư dân địa phương, nhất là những người mang dòng dõi Maya, vẫn luôn hy vọng tìm kiếm tung tích các vị tổ tiên anh hùng.
"Tàu ma" đã ở dưới đáy biển từ năm 1850, giữa "Cuộc chiến của các lâu đài" xảy ra từ năm 1847-1901 ở khu vực này.
Anh Thư (Theo The Guardian, ABC News, 9News/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.