Phát hiện báu vật Trung Quốc trị giá hàng tỉ đồng trong gara ở Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấm trà thuộc thời nhà Thanh, Trung Quốc, trị giá khoảng 2-4 tỉ đồng, được tìm thấy trong gara ở Derbyshire, Anh.

Ấm trà cổ Trung Quốc trị giá hàng tỉ đồng được phát hiện trong gara ở Anh. Ảnh: BBC
Ấm trà cổ Trung Quốc trị giá hàng tỉ đồng được phát hiện trong gara ở Anh. Ảnh: BBC



Ấm trà cổ có từ thế kỷ thứ 18, thuộc thời nhà Thanh của Trung Quốc. Đây có lẽ là một trong bộ bốn ấm trà và có khả năng là ấm trà dùng cho vua Càn Long. Những đồ vật của hoàng đế Trung Quốc thường theo bộ bốn sản phẩm.

Có hai chiếc ấm gần như giống hệt nhau, đều có dấu triều vua Càn Long, đang nằm trong Bảo tàng cung điện quốc gia ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) và Bảo tàng Cung điện ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Một công nhân 51 tuổi đã tìm thấy chiếc ấm này. Ông nội của người phát hiện thấy báu vật đã mang nó đến Vương quốc Anh sau khi chiến đấu trong Thế chiến 2 ở Châu Á. Chủ nhân của ấm trà cổ đã suýt bán ấm trà trong đợt đại dịch COVID-19 cho một cửa hàng đồ cổ với giá 64 USD.

“Khi chủ nhân mang nó đến, chúng tôi nhanh chóng báo giá và nghĩ rằng có thể kiếm được từ 25.000 USD - 50.000 USD. Tuy nhiên, hiện nay, nó có giá từ 127.000 USD - 192.000 USD (khoảng 2,93 tỉ đồng - 4,43 tỉ đồng) và thậm chí là hơn”, ông Charles Honsons, người đứng đầu Công ty đấu giá Honsons Auctioneers, nhận định.

Theo SCMP, cổ vật này sẽ được bán trong một cuộc đấu giá trực tuyến vào ngày 24.9 (giờ địa phương).

“Tôi đã có một vài đêm không ngủ. Ấm trà là đồ cổ tốt nhất từ trước đến nay và tất nhiên là các tỉ phú đều mong muốn sở hữu kho báu của quê hương mình”, ông Charles Honsons chia sẻ.

 

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-bau-vat-trung-quoc-tri-gia-hang-ti-dong-trong-gara-o-anh-838952.ldo

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.